Cùng với kiện toàn các chức danh, phân công nhiệm vụ cụ thể, HĐND cấp xã ở Hà Tĩnh đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
Châu chấu tre đang xuất hiện với mật độ cao, gây hại nặng trên một số cây trồng, vì vậy Hà Tĩnh tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh, châu chấu tre lưng vàng đang gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng. Ngành chuyên môn cảnh báo nguy cơ lan rộng và đề nghị các địa phương tập trung khoanh vùng, xử lý sớm.
Tại Hà Tĩnh, một số đối tượng dịch hại đã phát sinh gây hại trên các trà lúa tại nhiều địa phương.
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hà Tĩnh có 69 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 60 xã và 09 phường. Trong đó có 58 xã, 09 phường hình thành sau sắp xếp và 02 xã không thực hiện sắp xếp là xã Sơn Kim 1 và xã Sơn Kim 2.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các tòa án nhân dân (TAND) khu vực trên địa bàn Hà Tĩnh nhanh chóng thích nghi với mô hình mới; tích cực hướng dẫn, tư vấn cho đương sự quá trình giải quyết các vụ việc.
Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Hơn 1 tháng nay, nước hồ Bộc Nguyên (xã Cẩm Duệ, Hà Tĩnh) chuyển màu vàng đục bất thường, khiến người dân không khỏi lo lắng, bất an về nguồn nước sinh hoạt.
Không áo phao, không người lớn giám sát, nhiều học sinh bất chấp nguy hiểm, vô tư nhảy cầu, bơi lội trong lòng hồ Kẻ Gỗ và tuyến kênh chính ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Sau sắp xếp, tỉnh Hà Tĩnh có 69 đơn vị hành chính, trong đó có 60 xã, 9 phường.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được 'làm mới' và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1665/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh năm 2025.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 đến nay và đang diễn biến phức tạp do tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra, người dân các vùng thấp trũng ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, rút kinh nghiệm từ đợt thiên tai cuối tháng 5 vừa qua.
Theo các chuyên gia, trận mưa lũ vừa qua tại Hà Tĩnh chính là dấu hiệu thời tiết cực đoan nguy hiểm, phá vỡ nhiều quy luật chung của thời tiết.
Lũ trái mùa khiến hàng nghìn tấn lúa ở Hà Tĩnh bị ngập ngay trong nhà.
Hành trình về nguồn của Thành đoàn TP HCM phối hợp Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã lan tỏa tinh thần nhân ái, trách nhiệm cộng đồng và tình cảm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát trao nhiều suất quà với tổng trị giá 70 triệu đồng cho người dân các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị thiệt hại trong trận mưa lũ vừa qua.
Tối và đêm 24/5, một quả 'bom nước' trút xuống tỉnh Hà Tĩnh, điều chưa từng xảy ra ở địa phương này trong tháng 5 suốt nhiều năm qua.
Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 28/5 đến ngày 29/5, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Trước diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 26-5, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đã đến giám sát, hướng dẫn, triển khai công tác vệ sinh môi trường, xử lý nước sinh hoạt và phòng chống các dịch bệnh sau mưa lũ tại một số xã ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh).
Sau mưa lớn, nhiều địa phương ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tiến hành khắc phục hậu quả, dọn dẹp nhà cửa; song một vài nơi vẫn ngập sâu, khó đi lại.
Mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng cao bất ngờ trong đêm, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 2.200ha lúa bị ngập, hơn 2.000 tấn lúa đã thu hoạch bị ướt, hàng trăm héc-ta cây trồng và nhiều tài sản, gia súc, gia cầm bị thiệt hại. Nghiêm trọng hơn, mưa lũ đã làm sạt lở bờ đê Đập Hà với chiều dài 10m.
Các cơ sở sấy lúa tại Hà Tĩnh đang hoạt động hết công suất, giúp bà con nông dân thu mua, sấy lúa ướt để khắc phục thiệt hại do đợt lũ vừa qua.
Trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ đã khiến cho người dân ở nhiều địa phương tại Hà Tĩnh trở tay không kịp, nước dâng nhanh khiến hoa màu cùng nhiều tài sản khác bị thiệt hại nặng nề.
Đợt mưa lớn kéo dài từ đêm 24 đến ngày 25/5 tại Hà Tĩnh đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, khiến hơn 2.000ha lúa Xuân bị ngập úng, hàng nghìn tấn lúa đã thu hoạch bị ướt, thiệt hại lớn cho người dân. Chính quyền địa phương đã khẩn trương vào cuộc để ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân ổn định sản xuất...
Giữa mùa hè nhưng những trận mưa lớn kéo dài trút xuống địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khiến nhiều xã thuộc huyện Cẩm Xuyên bị ngập lụt cục bộ, lũ quét bất ngờ, gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu. Trước tình hình đó, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời hỗ trợ người dân di dời tài sản và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ lớn, tỉnh Hà Tĩnh đã ra công điện khẩn triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục.
Mặc dù đang là giữa mùa hè nhưng vào đêm 24/5, sáng 25/5 nhiều khu vực của Hà Tĩnh đã hứng chịu mưa rất lớn gây ngập lụt nhiều nơi. Huyện Cẩm Xuyên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung triển khai các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Trước những thiệt hại nặng nề do đợt mưa lớn từ ngày 24/5 đến sáng 25/5 gây ra, tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương huy động các lực lượng, triển khai phương án hỗ trợ người dân, qua đó, nhanh chóng giúp bà con vùng lũ ổn định cuộc sống.
Nước đổ về đột ngột trong đêm khiến người dân ở Hà Tĩnh không kịp trở tay. Lũ lụt chưa từng xảy ra tại địa phương vào tháng 4 âm lịch như năm nay...
Chiều ngày 25-5, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã có các con số phân tích, đánh giá nguyên nhân về trận mưa rất to ở Hà Tĩnh.
Mưa lớn đột ngột khiến người dân Hà Tĩnh không kịp trở tay, hàng trăm tấn lúa vừa thu hoạch, nhà cửa bị nước lũ nhấn chìm, nhiều thôn làng bị cô lập.
Trận mưa lớn khiến hàng nghìn tấn lúa vụ xuân vừa thu hoạch và lúa chín ngoài đồng của người dân Hà Tĩnh bị nước lũ nhấn chìm, cuốn trôi.
Hàng nghìn tấn lúa bà con thu hoạch về nhà vẫn về bị nước lũ nhấn chìm, cuốn trôi. Nhiều nông dân đã không giấu được xót xa trước việc mất mùa đột ngột này.
Mưa lớn trong đêm với lượng mưa có nơi đến 380mm, khu vực hạ du hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị ảnh hưởng nặng nề. Đê đập Hà ở huyện Thạch Hà bị vỡ, nhấn chìm nhiều tài sản người dân.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây lũ quét và ngập úng diện rộng tại nhiều địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng cứu, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm chỉ đạo UBND huyện Cẩm Xuyên tập trung một số nhiệm vụ cấp bách với mục tiêu cuối cùng là hạn chế thấp nhất thiệt hại do ngập úng gây ra về sản xuất và đời sống dân sinh.
Ngày 25-5, thời tiết tại Hà Tĩnh đã ngớt mưa, tạnh ráo, nước ngập lụt trên các khu vực dân cư, đường giao thông đang rút dần. Thời điểm này, người dân địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả, dọn dẹp bùn đất, vệ sinh môi trường để sớm ổn định lại cuộc sống.
Thấy nước lũ lên càng lúc càng nhanh, đang soạn lúa ngoài sân, ông Linh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chạy xuống chuồng bắt 2 con lợn nhốt vào phòng bếp, còn đàn gà đã bị nước lũ cuốn trôi. Nhiều hộ dân cũng giống ông Linh bởi không ai nghĩ có lũ vào mùa hè.
Trận mưa lớn khiến hàng nghìn tấn lúa vụ xuân vừa thu hoạch của người dân Hà Tĩnh bị nước lũ làm ướt, cuốn trôi. Giữa sân ngập nước, nhà nhà khẩn trương chạy đua với thời gian để cứu từng bao lúa, từng hạt mồ hôi của cả vụ mùa.
Mưa lớn kéo dài trong đêm, nước lũ đổ về đột ngột khiến người dân ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không kịp trở tay. Hàng trăm tấn lúa vừa thu hoạch và nhiều tài sản có giá trị của người dân bị lũ nhấn chìm.