Dự án 'Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2' được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
Nỗ lực xây dựng thương hiệu cà phê Arabica theo hướng bền vững, tỉnh Sơn La đang tập trung quy hoạch vùng trồng, nâng cao chất lượng giống, thu hút đầu tư chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc phải đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch sau sáp nhập đơn vị hành chính. Cần rà soát, quy hoạch lại từng xã để xác định các vùng trồng chủ lực, quy mô sản xuất phù hợp, từ đó định hướng lại và tích hợp vào quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp địa phương...
Những năm gần đây, nhờ sự đầu tư của Nhà nước và quyết tâm của địa phương, khu vực Tây Bắc đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung, đưa giá trị xuất khẩu nông sản năm 2024 đạt khoảng 245 triệu USD. Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán; liên kết chuỗi còn lỏng lẻo; công nghệ chế biến, bảo quản và truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.
Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông lâm sản hàng hóa, tuy nhiên, sản xuất còn manh mún, thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu, năng lực chế biến sâu còn hạn chế...
Chiều 1-7, tại Sơn La, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), UBND tỉnh Sơn La, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến 'Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc'.
Để nâng tầm giá trị và thu hút đầu tư, các địa phương Tây Bắc cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, xây dựng thương hiệu vùng và phát triển nông sản theo hướng bền vững.
Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.
Hướng tới sản xuất theo đơn đặt hàng, phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu,... đây là nhiệm vụ được đặt ra cho tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2026-2030.
Với phương châm 'không vùng cấm, không ngoại lệ', các lực lượng chức năng của tỉnh đã mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ; góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Sản xuất rau, quả an toàn không chỉ là xu hướng tất yếu và là yêu cầu cấp thiết bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển nông nghiệp bền vững. Tại Sơn La, các mô hình sản xuất rau, quả theo hướng an toàn sinh học, VietGAP, hữu cơ... giúp tăng giá trị nông sản, mở ra cánh cửa xuất khẩu.
Với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến... góp phần xây dựng tỉnh phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây là bước đi chiến lược, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Lấy lại 'sức khỏe' cho đất, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm, theo hướng tuần hoàn và tăng trưởng xanh, Sở Nông nghiệp và PTNT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 'Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050'.
Trong những năm gần đây, phát huy tiềm năng, thế mạnh, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta đã có bước phát triển vượt bậc. Sản phẩm nông sản đã đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Kết quả này có đóng góp quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của các sản phẩm nông sản Sơn La.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu, tỉnh Sơn La đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cây giống; khảo nghiệm, trồng thử nghiệm cây dược liệu bảo tồn nguồn gen và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, vừa tạo sinh kế cho nhân dân, vừa làm vành đai 'xanh' bảo vệ rừng hiệu quả.
Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang tập trung bước vào sản xuất vụ xuân, nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Bảo vệ sản xuất, các ngành chức năng của tỉnh Sơn La đã tăng cường kiểm tra thị trường vật tư nông nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại, các vật tư đạt chuẩn tại Sơn La đang được đẩy mạnh.
Xây dựng nền nông nghiệp số, thông minh, phù hợp với xu thế hội nhập, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La phối hợp triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân, HTX tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng nông sản, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn giúp nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tư duy sản xuất từ truyền thống sang an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã điểm tô thêm nhiều gam màu tươi sáng, tạo ra giá trị kinh tế cao, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.
Trước thềm hội thảo 'Làm thế nào để nuôi sống 10 tỷ người mà không phá hủy hành tinh?' được báo Le Monde tổ chức với sự phối hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì Phát triển (Cirad) diễn ra ngày 25/11 tại thủ đô Paris, nhật báo của Pháp đã giới thiệu tỉnh Sơn La của Việt Nam như một hình mẫu của phát triển nông nghiệp sinh thái.
Khai thác tiềm năng lợi thế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ công nghiệp chế biến, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường.
Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng hơn 6.000 ha rau màu các loại. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai gieo trồng cây vụ đông, phấn đấu đảm bảo diện tích và khung thời vụ.
Ngày 29/8, tại Sở NN&PTNT, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã tổ chức họp khởi động Dự án 'Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp vùng núi Tây Bắc – Giai đoạn 2'.
Ngày 28/2/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, phát sinh những tồn tại, vướng mắc cần có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.
Từ đầu năm đến nay, nắng nóng gay gắt kéo dài, khiến hàng nghìn ha cây trồng ở Sơn La thiếu nước tưới. Các mô hình áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trong sản xuất đã cho thấy hiệu quả với chống hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, các địa phương trong tỉnh xác định tái cơ cấu nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tuy nhiên, có không ít diện tích cây trồng lâu năm, bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, dễ bị sâu bệnh hại tấn công... 'Trẻ hóa' các loại cây ăn quả già cỗi, bị thoái hóa bằng kỹ thuật cắt, ghép cành đang là một trong những giải pháp được người dân tại các địa phương thực hiện.
Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ bằng cách tăng cường đa dạng hóa hoạt động sinh kế thích ứng với khí hậu cho 1.500 nữ nông dân thuộc các cộng đồng dân tộc ít người tại địa phương.
Không chỉ cải thiện sinh kế, những năm gần đây, cây cà phê ở Sơn La đã, đang dần trở thành thương hiệu đặc sản, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ưa chuộng. Nắm bắt những cơ hội và vượt qua các thách thức, Sơn La đang nỗ lực để từng bước đưa thương hiệu Arabica Sơn La – hương vị núi rừng Tây Bắc vươn xa hơn nữa.
Chiều 27/10, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị thủy sản toàn quốc với chủ đề 'Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa'. Qua đó, nhằm tìm ra giải phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa theo hướng hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Sơn La cần có những giải pháp để đáp ứng quy định, thủ tục, tiêu chuẩn để cà phê Sơn La xuất khẩu, tiêu thụ tốt tại thị trường châu Âu.
Ngày 25/7, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm 'Nâng cao năng lực và giá trị từ mô hình Kinh tế trang trại khu vực miền núi'.