Lời cảnh báo của ông Donald Trump, người đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong việc áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngày 28/10, Bộ Thương mại Trung Quốc đã kịch liệt phản đối quyết định của Mỹ về việc bổ sung một số công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu của mình.
Ngày 24/10, tại buổi họp báo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đánh giá nền kinh tế khu vực vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới và nâng mức dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2024 và năm 2025.
Điều lệ quy định kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng và các mặt hàng khác liên quan đến bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, thực hiện không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước đó.
Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải có thêm các biện pháp kích thích.
Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ bất bình và kiên quyết phản đối việc Mỹ tăng thuế đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngày 5/9, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố hối thúc Mỹ ngay lập tức xóa bỏ mọi mức thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc.
Ngày 29/8, Trung Quốc khẳng định sẽ không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Năm 2014, Trung Quốc giới thiệu khái niệm 'an ninh quốc gia toàn diện' với an ninh kinh tế là nền tảng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và những thách thức nội tại như vấn đề nhân khẩu học, rủi ro tài chính từ lĩnh vực bất động sản, cùng áp lực bên ngoài đã bộc lộ những điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế và chiến lược phát triển công nghệ cao nhằm xây dựng khả năng phục hồi và bảo vệ an ninh quốc gia.
Dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và Liên minh châu Âu (EU) trong 7 tháng đầu năm 2024 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước và EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và Liên minh châu Âu (EU) trong 7 tháng đầu năm 2024 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước và EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Các nhà phân tích nhận định các nhà máy tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép lớn trong những tháng tới, do hàng rào thuế quan của các nước và nhu cầu sụt giảm.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã thống nhất tiếp tục liên lạc để quản lý ổn định chuỗi cung ứng và tiếp thêm sinh lực cho thương mại và đầu tư song phương thông qua các kênh tư vấn kinh tế khác nhau.
Ủy ban Thuế vụ Hải quan của Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo nước này sẽ gia hạn miễn áp thuế bổ sung đối với một mặt hàng của Mỹ đến cuối tháng 2/2025.
Kinh tế Trung Quốc duy trì được đà phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhờ nhu cầu bên ngoài cải thiện, tiêu dùng trong nước tăng và chính sách hỗ trợ của chính phủ nước này.