'Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2025' tổ chức ở Singapore nhằm giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào các dự án trọng điểm mang tính động lực tại TP.
Tại Singapore, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp Tập đoàn Terne Holdings tổ chức sự kiện 'Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2025'.
Chiều 3/3, tại Singapore, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tập đoàn Terne Holdings tổ chức sự kiện 'Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2025'.
Sau giai đoạn chạy đà, bất động sản ven biển Đà Nẵng đang bước vào chu kỳ phục hồi mạnh mẽ. Động lực đến từ sự tăng trưởng kinh tế bền vững, quy hoạch hạ tầng chiến lược và đặc biệt là định hướng phát triển Đà Nẵng thành trung tâm tài chính – thương mại của khu vực.
Sau 50 năm giải phóng, TP Đà Nẵng có những chủ trương, chính sách sáng tạo mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh tế và phát triển đô thị. Bước vào kỷ nguyên mới, việc hình thành Khu Thương mại tự do và Trung tâm Tài chính khu vực tại Đà Nẵng được xem là động lực mới cho thành phố tăng trưởng nhanh.
Hình thành, phát triển vùng động lực miền Trung, gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh, TP Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó TP Đà Nẵng là cực tăng trưởng.
HĐND TP Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, thu ngân sách đạt hơn 30.000 tỷ đồng, tăng so với kế hoạch trước đó. Việc điều chỉnh này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 2 con số năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, tiến tới xóa bỏ cấp trung gian và sáp nhập một số tỉnh, thành đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
TP. Đà Nẵng chính thức tiếp nhận đăng ký sản xuất trong Cụm công nghiệp Hòa Liên, ưu tiên dự án công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch…
Khu công nghiệp Hòa Ninh được đầu tư với mức đầu tư 6.200 tỉ hi vọng sẽ thay đổi bộ mặt của địa phương nơi đây.
Đà Nẵng công bố và khởi động dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng.
Đà Nẵng đang chuẩn bị đầu tư Dự án Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 498 tỷ đồng với vai trò là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thịnh vượng, nơi thu hút các tài năng khởi nghiệp.
Dự kiến trong 2 quý đầu năm, Đà Nẵng sẽ khởi công nhiều dự án lớn với tổng vốn đầu tư trên 100.000 tỷ đồng.
Hiện không có cơ sở để tiếp tục tổ chức thẩm định hồ sơ Dự án đầu tư 2 bến container (2 bến khởi động) thuộc bến cảng Liên Chiểu mà các nhà đầu tư từng nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong 2 quý đầu năm, Đà Nẵng sẽ khởi công nhiều dự án lớn với tổng vốn đầu tư trên 150.000 tỷ đồng, góp phần phát triển hạ tầng, kinh tế và định hình diện mạo thành phố.
Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình bộ ngành thẩm định, lấy ý kiến, đề nghị Thủ tướng ban hành quyết định thành lập Khu thương mại tự do. TP phấn đấu tháng 3 sẽ trình theo đúng kế hoạch - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, từ ngày 3-2 (mồng 6 Tết Ất Tỵ), nhiều cơ quan, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng đã trở lại làm việc, sản xuất, kinh doanh, thi công… với kỳ vọng một năm tăng tốc mạnh mẽ với 'cú hích' từ các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước cho phép Đà Nẵng thực hiện thí điểm Khu Thương mại tự do và thành lập Trung tâm Tài chính khu vực từ năm 2025.
Chính sách thí điểm Khu thương mại tự do mang tính đột phá, dám nghĩ, dám làm để thử nghiệm một mô hình đã được thế giới khẳng định nhưng chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Đà Nẵng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và quốc tế, góp phần thu hút mạnh mẽ các dòng vốn lớn đầu tư trong nước và FDI vào thành phố...
Cơ chế, chính sách vượt trội mà Trung ương ban hành không chỉ tạo động lực bứt phá cho Đà Nẵng, mà còn đặt ra cho Thành phố một sứ mệnh lớn lao - sứ mệnh đi trước mở đường.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai Khu thương mại tự do. Mô hình mới này hứa hẹn tạo nên xung lực để đưa Thành phố bứt tốc.
Với Nghị quyết 136/2024/ QH15 ngày 26-6-2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, trong đó, có thí điểm thành lập Khu thương mại tự do (FTZ) gắn với Cảng biển Liên Chiểu từ năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP kỳ vọng FTZ sẽ tạo 'cú hích' thúc đẩy kinh tế TP phát triển mạnh mẽ, đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình. Dưới đây là các ý kiến đánh giá cũng như góp ý, đề xuất, hiến kế của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia để TP Đà Nẵng triển khai thành công FTZ.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ từng bước triển khai xây dựng quốc gia thương mại tự do, góp phần duy trì, làm mới ba động lực tăng trưởng truyền thống, (xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong định hướng chiến lược này, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, 'đi trước mở đường'. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo xây dựng Khu thương mại tự do (Khu TMTD) theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, không để mất thời cơ, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất chủ trương kêu gọi đầu tư tổng thể bến cảng container Liên Chiểu, đảm bảo tiêu chuẩn cảng xanh và trung chuyển quốc tế. Đến nay, phần cơ sở hạ tầng dùng chung của cảng đã hoàn thành 74% khối lượng, dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối năm 2025.
Với các cơ chế chính sách đặc thù cùng nhiều dự án động lực, trọng điểm đang triển khai sẽ mở ra triển vọng phát triển kinh tế khởi sắc, bứt phá cho Đà Nẵng từ năm 2025.
Năm 2024 là năm thành phố Đà Nẵng tập trung xây dựng, đề xuất nhiều cơ chế đặc thù, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Trong đó, việc hình thành Khu Thương mại tự do và Trung tâm Tài chính khu vực được xem là 'cú hích' tạo đột phá cho thành phố này vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện Logistics Việt Nam năm 2024.
Ngày 29-12, Bộ Công thương đã công bố 10 sự kiện nổi bật trong ngành logistics Việt Nam năm 2024.
Năm 2024, lĩnh vực logistics Việt Nam diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện nổi bật, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Ngày 29-12, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Năm 2024, lĩnh vực Logistics Việt Nam diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện nổi bật, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện Logistics Việt Nam năm 2024.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…
Ngày 20-12, tại buổi họp báo quý 4-2024, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường đã trực tiếp thông tin các vấn đề lớn trên địa bàn được dư luận, người dân quan tâm; lãnh đạo các sở ngành cũng đã giải đáp nhiều các nội dung có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và sự phát triển của thành phố.
Tại cuộc họp báo quý 4/2024, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lên tiếng trước những ý kiến băn khoăn về đề xuất lấn biển 300ha để làm Khu thương mại tự do.
Thành phố đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng kế hoạch và đề án cụ thể để triển khai Trung tâm tài chính khu vực theo định hướng của Bộ Chính trị.
Đây là lần đầu tiên thành phố Đà Nẵng được lựa chọn để xác định đầu tư khu thương mại tự do trong thời gian thí điểm 5 năm. Sau khi nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách có thể triển khai rộng hơn ở các địa phương khác.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cho biết, trong quá trình nghiên cứu, thành phố dự kiến nhiều vị trí xây dựng Khu thương mại tự do, trong đó có vị trí lấn biển để có thêm dư địa phát triển.
Thành phố Đà Nẵng đưa vị trí lấn biển vào đề án xây dựng Khu thương mại tự do trên tinh thần xin chủ trương của Trung ương và để chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo.
Đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư tiếp cận vào đây như đầu tư cảng biển, với quy mô lớn, mang tầm quốc tế, trong đó có cả về đầu tư công nghệ cao, chip, vi mạch, bán dẫn…
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho rằng có thể trong giai đoạn 2035 - 2040 TP mới lấn biển để làm khu thương mại tự do.
Theo đề án thành lập Khu thương mại tự do (TMTD), vừa được UBND TP. Đà Nẵng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng xem xét. Khu TMTD Đà Nẵng sẽ được gắn với Trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Để làm Khu thương mại tự do, Đà Nẵng chính thức đề xuất cho phép lấn biển khoảng 300ha trên vịnh Đà Nẵng để làm phân khu chức năng.
Trong tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định trước khi trình Thủ tướng xem xét, Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu lấn biển để có thêm dư địa hoàn chỉnh hạ tầng khu thương mại tự do.
Thành phố Đà Nẵng đề xuất lấn biển để có thêm dư địa hoàn chỉnh hạ tầng khu thương mại tự do quy mô hơn 2.317 ha, xây dựng tại 10 vị trí.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt đề án thành lập khu thương mại tự do.