Sáng 25/10, Lữ đoàn Pháo binh 164, Quân đoàn 12 tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống 25/10 (1954 - 2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Chiều nay 11/9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng làm trưởng đoàn làm việc với UBND huyện Gio Linh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/2017/NQ - HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án 'Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030' và Nghị quyết số 12/2022/NQ - HĐND ngày 15/4/2022 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022 – 2030.
Mặc dù là di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia, nhưng hiện nay di tích Dốc Miếu (Quảng Trị) chỉ còn xác một chiếc xe tăng xen lẫn với cỏ cây.
Hình ảnh một chiếc xe tăng hoen gỉ bị cỏ cây bủa vây tại di tích cấp Quốc gia Dốc Miếu (Quảng Trị) khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Tháng 7 - mùa tri ân, không hẹn mà gặp, hàng nghìn người trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về vùng 'đất lửa' Quảng Trị dâng những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm hương tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do, hòa bình và thống nhất non sông.
Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, riêng có, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, ngành du lịch Quảng Trị có điều kiện thuận lợi để tạo sự khác biệt, cất cánh bay xa.
Năm 1967, bộ đội pháo binh vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi: 'Pháo binh ta có truyền thống oanh liệt chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng'. Phát huy truyền thống đó, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo binh 164 (Quân đoàn 12) luôn nỗ lực vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nửa thế kỷ trước, vùng giải phóng thuộc tỉnh Quảng Trị vinh dự đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro, đến thăm trong 2 ngày 14 và 15/9/1973.
Trong 2 ngày 14 và 15/9/1973, Lãnh tụ Fidel Castro cùng với đoàn đã bất chấp nguy hiểm để vào vùng giải phóng Quảng Trị. Sau buổi Mitting ở Cao điểm 241 và thăm trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ, Fidel đã đến thăm căn cứ Dốc Miếu, nơi vẫn ngổn ngang bom đạn và hàng rào điện tử Mcnarama. Tại đây Fidel đã gặp nhiều anh hùng dũng sĩ du kích trong đó có dũng sĩ diệt Mỹ Hoàng Thị Chẩm.
Hiếm có một phóng viên nhiếp ảnh nào đã chụp hàng vạn tấm phim về vùng đất nhỏ hẹp của khúc ruột miền Trung như nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Sô, bởi ông là người con của quê hương Quảng Trị, mảnh đất của ngút ngàn cát trắng, của bời bời gió Lào và quặn thắt chia ly.
Bà Hoàng Thị Chẩm (SN 1946, trú thôn Xuân Long, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, Quảng Trị) được người dân địa phương quen gọi 'o Chẩm'. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, o Chẩm nổi tiếng với 9 lần được trao tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và vinh dự đại diện cho lực lượng du kích ở Quảng Trị lúc đó vừa được giải phóng để đón chào Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm. Đến nay đã 50 năm trôi qua, ký ức đẹp đẽ, tự hào ngày ấy vẫn tươi mới, vẹn nguyên trong trái tim bà.
Cho đến bây giờ đã 50 năm, dẫu có bao nhiêu biến đổi, mấy buồn vui, nhưng bà con Vĩnh Linh (Quảng Trị) không bao giờ quên hình ảnh Fidel bên bờ sông Tuyến - 15/9/1973- một ngày nắng đẹp giữa tháng mưa.
Chuyến thăm Việt Nam lịch sử bất chấp nguy hiểm của lãnh tụ Cuba Fidel Castro - 'người bạn lớn' của nhân dân Việt Nam, mãi mãi trở thành biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Nhắc nhớ về khoảnh khắc bất ngờ, tự hào được đón gặp Chủ tịch Fidel Castro tại căn cứ Dốc Miếu của 50 năm trước, bà Hoàng Thị Chẩm (thôn Xuân Long, xã Trung Hải, H.Gio Linh, Quảng Trị), nữ dũng sĩ bắn tỉa vẫn còn nguyên niềm xúc động. Đó là ngày 15-9-1973, khi Quảng Trị vẫn nồng mùi thuốc súng, chiến trường ngổn ngang bom đạn.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, trong trái tim của người dân Việt Nam, Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi và khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Sĩ Sô sinh năm 1942 ở phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, năm nay 81 tuổi. Ông là hội viên Hội nhiếp ảnh Việt Nam; hội viên Liên đoàn nhiếp ảnh quốc tế… Năm 1973, ông phụ trách công việc nhiếp ảnh của Ty Văn hóa-Thông tin tỉnh Quảng Trị.
Những ngày tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên đến Cộng hòa Cuba sau khi Bạn tổ chức thành công Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa mới và các chức danh quan trọng của Nhà nước theo Hiến định.
Là di tích lịch sử quốc gia nhưng đến nay, căn cứ Dốc Miếu - hàng rào điện tử Mc.Namara vẫn chưa được quan tâm bảo tồn, phục hồi. Vì vậy, căn cứ quân sự Dốc Miếu cần được phục hồi, bảo tồn để trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, kết hợp với các hoạt động du lịch hoài niệm về chiến trường xưa...
Ngày này năm xưa 20/3: Quốc hội đã ban hành Luật Khoáng sản, ngày Quốc tế hạnh phúc.
Nằm ở miền trung Việt Nam, Huế là thành phố đặc biệt hấp dẫn dành cho bất kỳ ai yêu thích lịch sử với những giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời. Hãy cùng blogger Valerie Wheatley của chuyên trang du lịch Wandering Wheatleys khám phá những hoạt động thú vị tại cố đô cổ kính này.
Để quân đội giữ được tính chất và có tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế vô sản chân chính, có tinh thần xung phong chiến đấu và dũng cảm hy sinh vì quyền lợi tối cao của dân tộc, có ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân vô điều kiện, có kỷ luật tự giác, luôn tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh nên ông Trương Đức Hai tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong quá trình chiến đấu, ông lập nhiều chiến công, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND). Trở về đời thường, người thương binh hạng 2/4, 50 tuổi đảng này cùng với đồng đội, đồng chí, đồng bào chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới.
Sau hai năm đình trệ vì dịch COVID-19, du lịch miền Trung đang đứng trước ngưỡng cửa của sự phục hồi sâu sắc và toàn diện.
Quảng Trị có 500 di tích danh thắng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Năm 2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17 về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020. Mục tiêu của nghị quyết là đến năm 2015, 100% di tích của tỉnh được kiểm kê, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới, khoanh vùng bảo vệ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đến năm 2020, 100% di tích cấp tỉnh hoàn thành việc xây dựng bia, biển; 100% di tích quốc gia đã phân cấp cho cấp huyện quản lý, khai thác sử dụng và một số di tích cấp tỉnh tiêu biểu được đầu tư phục dựng, tôn tạo... Tuy nhiên, do chưa được bố trí đủ kinh phí nên không hoàn thành được các mục tiêu đặt ra trong nghị quyết.
Làng Xuân Hòa, xã Trung Hải nằm về phía bắc của huyện Gio Linh. Vùng đất này gắn liền với câu chuyện của lịch sử với những tên gọi như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Vỹ tuyến 17 với nỗi đau chia cắt hai miền Bắc Nam. Từ buổi đầu của cách mạng, trong gian khổ hy sinh mất mát, người dân Xuân Hòa một lòng đi theo cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhân dân Xuân Hòa đồng lòng, đồng sức để xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới.
Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17/2013/ NQ-HĐND về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 - 2020 (Nghị quyết 17). Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, việc thực hiện Nghị quyết 17 vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế này đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư.
Tỉnh Quảng Trị phấn đấu trong năm 2020 thu hút khoảng 2,3 triệu lượt khách, tăng 13,6% so với năm 2019; trong đó, khách quốc tế là 188.000 lượt, khách nội địa hơn 2,1 triệu lượt.