Nhiều ĐBQH nhấn mạnh, từ 1-7, khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, việc thực hiện phòng chống tham nhũng lãng phí cần phải được quan tâm hơn để cuốn trôi những trì trệ...
Chỉ ra những nguyên nhân của việc lãng phí, trong đó có các tài sản công, trụ sở công dôi dư, đại biểu đề nghị cần có những đợt tổng kiểm tra, giám sát... để có những giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.
Dự án nhà ở tái định cư N01(quận Cầu Giấy) đang được thi công trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu tái định cư của người dân.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính thực nghiên cứu, đề xuất ban hành ngay chính sách đánh thuế đối với nhà ở, bất động sản không sử dụng; đánh thuế đổi phần chênh lệch giá giữa giá tính tiền sử dụng đất và giá bán sản phẩm bất động sản của các dự án,...
Từ 1/8 tới đây, doanh nghiệp Nhà nước được phép đầu tư bất động sản. Chuyên gia cho rằng, việc này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cũng như cho thị trường nhưng nếu không quản trị và kiểm soát tốt, không ít doanh nghiệp có thể đi vào 'vết xe đổ' chôn vốn hàng nghìn tỷ đồng vào những dự án bỏ hoang như đã từng xảy ra.
LTS: Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2024, toàn quốc có 11.034 cơ sở nhà đất công không sử dụng, kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. 'Tấc đất, tấc vàng' đang phơi mưa phơi nắng ở nhiều địa phương là sự lãng phí không hề nhỏ. Đây không chỉ là sự 'lãng phí về tiền bạc mà còn gây thiệt hại nhiều về các lĩnh vực xã hội khác mà không thể tính hết được bằng tiền', như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh.
Không yêu cầu người dân chỉnh lý giấy tờ đất đai sau sáp nhập; Dòng tiền 'tháo chạy' khỏi đất nền quay trở lại phân khúc chung cư; Hà Nội ban hành bảng giá cho thuê nhà tái định cư; Ninh Thuận có khu công nghiệp gần 3.900 tỷ đồng;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 16/6.
Dự án Khu dân cư An Phú Sinh vừa bị Chi cục Thuế Khu vực XVII áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do số tiền nợ thuế lên tới 130 tỷ đồng.
Tỉnh Thanh Hóa hiện còn hàng trăm trụ sở dôi dư sau sắp xếp. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh này đã ban hành kế hoạch chi tiết, yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, lập phương án xử lý trước ngày 20/6/2025.
Đất đai là nguồn lực hữu hạn, đóng vai trò nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Song, tại thành phố Hà Nội - nơi quỹ đất ngày càng thu hẹp, áp lực dân số không ngừng gia tăng, lại có nghịch lý đáng buồn là vẫn còn hàng nghìn héc ta đất bị bỏ hoang, chậm đưa vào khai thác.
Khác xa với kỳ xọng, hơn 20 năm quy hoạch, khu đô thị mới Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) nhìn chung vẫn chỉ là những bãi đất hoang vu, vắng vẻ, hàng loạt biệt thự xây dựng dở dang, nhiều dự án thành phần trở thành nơi trồng khoai mì, thả trâu, bò của người dân
Từng được kỳ vọng là trung tâm thương mại - văn phòng quy mô lớn, tòa nhà 28 tầng trên khu đất vàng Láng Hạ - Đê La Thành giờ bị bỏ hoang nhiều năm, 'cửa đóng then cài'.
Giữa trung tâm Hà Nội, bên trong công viên Thống Nhất – nơi được mệnh danh là 'lá phổi xanh' của Thủ đô – một khu vực bỏ hoang mang tên Quán Gió đang trở thành 'điểm nóng' nhức nhối về vệ sinh, môi trường và an ninh đô thị.
Ngày 13/6, Sở Tài chính Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đang chủ động triển khai các phương án xử lý hiệu quả tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, nhằm tránh lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước.
Hai khu chợ tiền tỉ ở TP Thủ Đức, TP.HCM xây xong rồi bỏ hoang suốt nhiều năm do hoạt động không hiệu quả đã gây lãng phí lớn về nguồn lực, đất đai.
Sau 16 năm triển khai, dự án hệ thống kênh tách nước, phân lũ nhằm chống ngập úng cho các xã phía Nam thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với tổng vốn đầu tư hơn 886 tỷ đồng vẫn chưa hoàn thành. Nhiều hạng mục bị bỏ hoang, xuống cấp hoặc bị lấn chiếm, gây nguy cơ thất thoát, lãng phí nguồn lực. Dự án cũng đứng trước nguy cơ phải chấm dứt khi chưa hoàn thành.
Bộ trưởng Tài chính cho biết Hải Phòng có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa hai vụ trở xuống bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghiệp, dự án trọng điểm ngày càng lớn.
Từng là vùng đất trũng, hoang hóa, qua bàn tay của đoàn viên thanh niên và Hội Nông dân địa phương đã trở thành mô hình kinh tế hiệu quả mang đậm dấu ấn của thanh niên trong phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh 'ôm đất chờ thời'.
Đánh thuế bất động sản đang được xem là giải pháp mạnh tay nhằm hạn chế đầu cơ và thúc đẩy sử dụng tài sản hiệu quả...
Chính sách thuế nên là một phần trong hệ sinh thái hỗ trợ nông nghiệp, bao gồm tín dụng ưu đãi, đào tạo kỹ thuật, bảo hiểm mùa vụ, phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ. Như vậy, nông dân, HTX... có động lực mạnh hơn trong đầu tư sản xuất, từ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát các đối tượng được miễn thuế đất. Việc miễn thuế cần phải đi kèm ràng buộc như: không bỏ hoang đất quá 12 tháng; sử dụng đúng mục đích để tránh tình trạng 'ôm đất chờ thời'…
Dù đã hoàn thành xây dựng từ 2013, khu tái định cư Kiều Mai (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) vẫn bị bỏ hoang, không có người ở, các hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Việc miễn thuế cần phải đi kèm ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại, bảo vệ môi trường đất và tài nguyên sinh thái. Những điều kiện này là cần thiết để tránh tình trạng ôm đất chờ thời, đất không sản xuất vẫn được hưởng ưu đãi, gây lãng phí nguồn lực quốc gia...
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp cần đi kèm các ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại và bảo vệ môi trường đất và tài nguyên sinh thái.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đi kèm ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, tránh gây lãng phí nguồn lực quốc gia.
Các đại biểu Quốc hội đề xuất rà soát lại các đối tượng được miễn thuế đất để bảo đảm công bằng và đúng mục tiêu.
Theo đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, việc miễn thuế cần đi kèm ràng buộc để tránh tình trạng 'ôm đất chờ thời', đất không sản xuất vẫn được hưởng ưu đãi, gây lãng phí tài sản quốc gia.
Kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính trực tiếp cho khu vực nông nghiệp để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp để phát triển bền vững.
ĐBQH cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp cần đi kèm các ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại và bảo vệ môi trường đất và tài nguyên sinh thái.
Chiều 11/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Dự án Apex Tower (quận Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội) được khởi công năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2012 nhưng đến nay vẫn chỉ là khối bê tông cao 27 tầng bị bỏ hoang.
Nhiều năm trở lại đây, khái niệm 'nhà hoang', 'biệt thự hoang', 'khu đô thị hoang' khá phổ biến. Thực trạng này không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn tạo ra bất công xã hội, khi phần lớn nguồn cung nhà đất dù ngày càng khan hiếm nhưng vẫn tiếp tục rơi vào tay những người dư dả tài chính, trong đó không ít người gom mua với mục đích đầu cơ, thổi giá.
Việc đánh thuế bất động sản đang được kỳ vọng như một liều thuốc điều tiết thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để áp dụng chính sách này hiệu quả, Việt Nam cần thêm vài năm nữa để hoàn thiện hạ tầng dữ liệu và hành lang pháp lý...
Liên quan đến vấn đề xử lý trụ sở xã dôi dư ở Hà Tĩnh, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh này quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số giải pháp.
Việc chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội (NƠXH) đang là vấn đề cấp thiết, cần phải hoàn thành nhằm tránh lãng phí.
Hà Nội có gần 4.000 căn hộ thuộc các dự án nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm nay, gây lãng phí tiền của Nhà nước và nguồn lực xã hội.
Dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo từ trung ương, hàng chục trụ sở xã tại Hà Tĩnh vẫn bị bỏ hoang sau 5 năm sáp nhập. Bộ Tài chính đề nghị địa phương phối hợp chặt chẽ đảm bảo việc xử lý tài sản công dôi dư diễn ra đúng quy định, nhanh chóng và phù hợp với các luật sửa đổi mới nhất.
Liên quan phản ánh của Báo VietNamNet về việc xử lý trụ sở xã dôi dư của tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh này quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện 1 số vấn đề.
Dự án biệt thự nghỉ dưỡng Lộc Hà trị giá hơn 240 tỉ đồng vẫn đang là bãi đất trống, sau 8 năm được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Xây dựng từ lâu và thân đập bằng đất nên đập dâng Khe Ngói THT Tân Trưng (đập dâng Khe Ngói) ở thôn Tân Trưng, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cứ đến mùa mưa lũ là vỡ nặng. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ trồng trọt, tránh tình trạng bỏ hoang đất sản xuất, hằng năm địa phương tiến hành sửa chữa tạm nhưng về lâu dài đập dâng này cần được đầu tư xây dựng kiên cố.
Thị trấn lịch sử Sidhpur thuộc bang Gujarat của Ấn Độ có một dãy phố với nhiều dinh thự 3 - 4 tầng uy nghiêm màu sắc nổi bật, nhưng bị bỏ hoang.
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng tại số 1A, 1C, 1D Láng Hạ, phường Thành Công (quận Ba Đình, Tp.Hà Nội) thi công đến tầng 28 thì phải dừng, đến nay vẫn bị bỏ hoang.
Sau hơn chục năm chậm tiến độ, dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Vinconstec – Huế bị bỏ hoang, hiện xuống cấp trầm trọng, nằm im lìm ven đầm phá Tam Giang.