Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong tháng 5/2025, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 18 ca mắc COVID-19. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu quay trở lại, bác sĩ khuyến cáo người dân khi ra đường và đến chỗ đông người thì nên đeo khẩu trang.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 5/2025, toàn tỉnh ghi nhận 18 ca mắc COVID-19, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ có 1 ca. Diễn biến này cho thấy, dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu quay trở lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được kiểm soát tốt.
Thuốc lá đang âm thầm đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Với chủ đề năm 2025 'Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo', WHO kêu gọi bảo vệ trẻ em khỏi tác hại của thuốc lá (THCTL). Những năm qua, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát mối nguy này.
Chiếm gần 50% tổng nhân lực ngành y tế, điều dưỡng là đội ngũ cung cấp dịch vụ y tế thường xuyên, liên tục, chịu nhiều áp lực trong công việc. Những năm qua, ngành y tế tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ điều dưỡng, để họ luôn tự tin 'giữ lửa' nghề.
Với phương châm 'Sâu sát địa bàn, gần gũi với Nhân dân', cán bộ, chiến sĩ Công an xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng sơn đã nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, giữ vững an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở, được cấp ủy, chính quyền và quần chúng Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những năm qua, ngành y tế tỉnh đã hướng về cơ sở, đẩy mạnh hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, góp phần phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Từ ngày 2/4 đến 4/4, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn tổ chức hội thi đánh giá năng lực chuyên môn bác sĩ và điều dưỡng năm 2025. Tham gia hội thi có 21 bác sĩ và 26 điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện (trừ ban giám đốc, cố vấn chuyên môn, bác sĩ trưởng phòng).
Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do đó, những năm qua, ngành y tế tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới chống lao cơ sở, góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong do lao trong cộng đồng.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu 'Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao', công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Chiều 21/3, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn tổ chức hội nghị hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3), tổng kết hoạt động phòng, chống lao năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bệnh viện Phổi Lạng Sơn và trực tiếp đến điểm cầu các trung tâm y tế huyện.
Sáng 24/1, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc tết Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Sáng 21/1, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) phối hợp với Bệnh viện Phổi Lạng Sơn tổ chức tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện.
Khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lao, nếu không điều trị thì vi khuẩn lao có thể nhân lên, phát bệnh khi cơ thể yếu đi và người bệnh trở thành nguồn lây cho những người xung quanh. Xác định rõ những mối nguy hiểm của bệnh đối với cộng đồng, những năm qua, ngành y tế tỉnh đã triển khai chiến lược khám, sàng lọc lao chủ động tại cộng đồng để phát hiện, điều trị sớm người bệnh lao.
Sáng 4/1, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện ngành y tế Lạng Sơn hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025).
Với sự nỗ lực không ngừng, những năm qua, ngành y tế Lạng Sơn đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong việc phát triển số lượng giường bệnh, vượt xa chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Qua đó, ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.
Được sự tài trợ của Chương trình chống lao Quốc gia, từ trung tuần tháng 11/2024 đến nay, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung tâm y tế các huyện triển khai chương trình miễn phí xét nghiệm Gene Xpert (sàng lọc lao) cho người dân trên địa bàn.
Sáng 10/12, Đại diện Công ty TNHH Oriflame Việt Nam (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã trao 450 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tài trợ cho 3 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm: Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc và Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn.
Sáng 7/12, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh, Sở Y tế tổ chức khai mạc giải bóng chuyền hơi trong công chức, viên chức, lao động ngành y tế tỉnh chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) .
Từ ngày 13/11 đến 15/11, Trại Tạm giam Công an tỉnh phối hợp với Bệnh viện Phổi Lạng Sơn tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh lao, lao tiềm ẩn cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đang công tác và người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đang chấp hành án tại Trại Tạm giam.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Thực tế, nhiều người điều trị bệnh phổi đã bỏ thuốc lá và vận động người thân của mình tránh xa thuốc lá, để bảo vệ sức khỏe.
Tăng lương cơ sở là niềm vui của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong đó có đội ngũ viên chức, nhân viên y tế. Nhưng đối với các cơ sở y tế công lập thực hiện tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh thì tăng lương lại trở thành bài toán khó khi chi tăng nhưng nguồn thu chưa được điều chỉnh kịp thời.
Những năm qua, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nguy kịch. Qua đó, tạo dựng được niềm tin, ấn tượng tốt đẹp đối với người bệnh...
Cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe người dân, những năm qua, phong trào xây dựng đơn vị y tế xanh, sạch, đẹp đã được ngành y tế tỉnh triển khai sâu rộng. Nhờ đó, diện mạo các cơ sở y tế ngày càng khang trang, thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng.
Ngày 5/8, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn thông tin trong những ngày gần đây đã tiếp nhận và cấp cứu thành công 2 trường hợp tràn dịch màng ngoài tim - tình trạng xuất hiện một lượng dịch lớn trong khoang màng ngoài tim. Đây là bệnh lý hiếm gặp và nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến chèn ép tim cấp, gây rối loạn huyết động, thậm chí tử vong.
Toàn tỉnh hiện có trên 760.600 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm trên 94% dân số. Cùng với đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực nâng cao chất lượng, giúp người dân được thụ hưởng tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Những năm qua, Bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành 'điểm tựa' chăm sóc sức khỏe của người dân. Đối với người cao tuổi, BHYT càng trở nên quan trọng.
Ngày 5/6, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Lạng Sơn thông tin đã điều trị thành công ca bệnh ho ra máu sét đánh (tình trạng máu chảy ồ ạt tràn ngập 2 phổi). Đây là một triệu chứng nguy hiểm, gây ngạt thở và tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở các bệnh nhân lao phổi.
Trong công tác khám, chữa bệnh, cùng với các y, bác sĩ thì đội ngũ điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu. Sự tận tâm và không quản nhọc nhằn, vất vả cùng những cống hiến âm thầm của điều dưỡng đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Tự chủ tài chính trong các cơ sở y tế là việc chuyển đổi cơ chế bảo đảm tài chính 100% bằng ngân sách nhà nước sang cơ chế Nhà nước chỉ bảo đảm một phần kinh phí theo nhiệm vụ và phân hạng bệnh viện, làm cơ sở để các bệnh viện tiến tới thực hiện tự chủ toàn diện. Trong khi một số đơn vị trên cả nước như 'thuyền mắc cạn' thì ngành y tế tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo tiến độ tự chủ theo lộ trình.
Những năm qua, bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, số lượng tử vong ngày càng giảm. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Thực tế này đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp can thiệp toàn diện, thường xuyên và đúng đối tượng.
Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Khánh Linh (bên phải) nhận Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Lạng Sơn
Để người mắc bệnh lao giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị, thời gian qua, những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội như: Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT), Chương trình chống lao Quốc gia, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB)… đã trở thành 'điểm tựa' vững chắc để người mắc bệnh lao yên tâm điều trị bệnh.
Chương trình Chống lao quốc gia cho rằng, muốn đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035, cần triển khai tối ưu các chiến lược, chính sách hiện có, đó là bao phủ y tế toàn dân, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở gắn với phòng, chống lao, bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội.
Trong năm 2023, Chương trình Chống lao đã phát hiện 106.086 trường hợp mắc lao các thể, tăng 2.282 bệnh nhân, tương đương tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 27.151 bệnh nhân (34,4%) so với cùng kỳ năm 2021 - năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Lao là bệnh lý nguy hiểm, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp với tốc độ nhanh. Vì thế, để tránh các trường hợp nặng, phát hiện bệnh muộn lây lan cho cộng đồng, những năm qua, ngành y tế và Chương trình chống lao tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp chủ động phát hiện bệnh nhân lao, nâng cao hiệu quả điều trị, tạo nền tảng tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035.
Ngay sau đại dịch COVID-19, trong năm 2022- 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng, chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, tăng cường chẩn đoán và thu nhận vào điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao.
Những năm qua, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, quan tâm khắc phục, cải thiện từ những việc nhỏ nhất để người bệnh hài lòng. Kết quả khảo sát, tỷ lệ hài lòng của người bệnh nội trú tại bệnh viện phổi Lạng Sơn đạt 100%, cao hơn tỷ lệ bình quân chung của toàn tỉnh (92,9%).
Sự hài lòng của người bệnh được ngành y tế tỉnh coi là 'thước đo' giúp các cơ sở y tế khắc phục hạn chế, cải tiến chất lượng để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá (THCTL), thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống THCTL. Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Phòng, chống THCTL trên địa bàn.
Bên cạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, những năm qua, ngành y tế tỉnh cũng đã quan tâm đến việc tổ chức tư vấn cai nghiện thuốc lá cho những người có nhu cầu cai thuốc. Qua đó, góp phần thực hiện môi trường không khói thuốc.
Với thời gian điều trị bệnh lao kéo dài từ 6 - 8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc, cùng với nhiều bệnh lý kèm theo, nên chi phí điều trị cho một bệnh nhân là rất lớn. Do đó, có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giảm chi phí đáng kể cho người bệnh, nhất là với người nghèo.
Trong 2 ngày 6 và 7/9, Chi nhánh Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng 30 ghế đá cho 5 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá (trung bình mỗi ngày có hơn 100 người chết vì thuốc lá). Nếu không can thiệp kịp thời, ước tính số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.
Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân luôn là mục tiêu số một của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cũng là một trong những Mục tiêu phát triển bền vững được cộng đồng quốc tế cam kết thực hiện vào năm 2030 để hướng tới tầm nhìn chung về cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người. Hướng đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030, Việt Nam đã đạt được được nhiều thành công trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Mấy năm qua, các y, bác sĩ tỉnh Lạng Sơn đã để lại những dấu ấn đặc biệt khi tình nguyện vào miền Nam chống dịch COVID-19, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học…
Sau 2 ngày xét xử, ngày 28/9 TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên bản án xét xử sơ thẩm đối với 20 bị cáo về tội 'Mua bán tài liệu bí mật nhà nước' xảy ra trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.