Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã xử phạt 1.679 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 8,8 tỷ đồng. Trước tình hình vi phạm an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp, công tác thanh tra, kiểm tra cần tiếp tục được triển khai thường xuyên, liên tục không chỉ trong một đợt cao điểm và đặc biệt tránh tình trạng 'bắt cóc, bỏ đĩa'.
Câu hỏi này đã được nêu ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có đáp số khả dĩ. Từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra giao thông và liên ngành thanh tra - cảnh sát trật tự TP Hà Nội đã xử lý hơn 250 trường hợp vi phạm về trông giữ phương tiện trái phép. Điều đáng bàn là cơ quan chức năng dẹp chỗ này thì bãi trông giữ xe tự phát lại mọc chỗ khác, thậm chí ô tô, xe máy để tràn lan cả lòng đường, vỉa hè...
Quanh chợ Bông Đỏ thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, từ nhiều năm nay đã diễn ra tình trạng lộn xộn, vi phạm trật tự đô thị. Khu vực đất đấu giá Ngô Thì Nhậm trở thành một chợ dân sinh tự phát, gây ồn ào, mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Sự thiếu ý thức của người dân và buông lỏng quản lý của các lực lượng chức năng đã dẫn đến tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng không còn chỗ cho người đi bộ, gây ách tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Trên đường gom vào tuyến Đại lộ Thăng Long, lưu lượng xe lưu thông gia tăng, trong khi ý thức của người dân chưa tốt, khiến tuyến đường này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Vụ 'chặt chém' du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Tình trạng thiếu bãi đỗ xe ô tô tại Hà Nội ngày càng trầm trọng hơn, đã dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười khi người dân chật vật tìm bãi đỗ xe.
Sau nhiều lần xử lý vi phạm, vỉa hè phố Phan Kế Bính không còn bị lấn chiếm. Sự thông thoáng đã trở lại trên con phố đông đúc.
Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có quyết định thu hồi 1.126 phù hiệu, biểu hiệu của phương tiện vi phạm tốc độ thông qua dữ liệu được trích xuất trên Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của Cục Đường bộ Việt Nam.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội hiện vẫn chưa đi vào hoạt động. Nhưng khu vực xung quanh nhiều nhà ga đã bị người dân ngang nhiên lấn chiếm, tận dụng kinh doanh buôn bán trái phép, gây lộn xộn và mất mỹ quan đô thị. Hơn 1 tuần sau phản ánh của Đài Hà Nội, những vi phạm này vẫn ngang nhiên diễn ra, dù lực lượng chức năng có vào cuộc xử lý.
Thời gian gần đây, nhiều người dân tại TP Hồ Chí Minh liên tục phản ánh tình trạng xe khách dừng, đỗ, đón, trả khách sai quy định trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Xa lộ Hà Nội... Đáng chú ý, mặc dù lực lượng Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương đang ra quân xử lý nhưng các nhà xe vẫn thản nhiên vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương năm 2023 (PII - Provincial Innovation Index). Đây là bức tranh tổng thể phản ánh thực tế phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các địa phương. Và Hà Nội vinh dự dẫn đầu danh sách.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp trong công tác quản lý tránh thất thu thuế đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe trá hình.
Hơn 800 trường hợp vi phạm hành chính tại các điểm trông giữ xe đã bị xử lý năm 2023. Hai tháng đầu năm 2024 đã có gần 100 trường hợp vi phạm. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì nhiều năm nay, lực lượng chức năng cứ xử lý đi xử lý lại, phạt hành chính nhưng không hề công khai danh sách các điểm trông giữ xe vi phạm để người dân cùng giám sát.
Tình trạng người ăn xin trên các tuyến đường, ngã ba, ngã tư ở các đô thị diễn ra phổ biến, nhất là ở TP.Biên Hòa. Thời gian qua, dù lực lượng chức năng rất nỗ lực dẹp bỏ tình trạng này nhưng cứ như 'bắt cóc bỏ đĩa'. Hễ thấy lực lượng chức năng, các đối tượng 'hành nghề' ăn xin di chuyển đi nơi khác, nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng, họ lại đổ ra một số tuyến đường để ăn xin, gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông.
Tình trạng kinh doanh vận tải hành khách coi thường các quy định của pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy.
Sức cầu tiêu dùng ở trong nước đang yếu. Nghiêm trọng hơn là nguồn tiền mắc kẹt trong các thị trường tài sản khiến người dân có xu hướng thận trọng hơn.
Bạn đọc đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm xử lý dứt điểm những 'bến cóc' trá hình, tránh tình trạng xử xong rồi đâu lại vào đấy.
Nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn cho người tham gia giao thông, từ đầu năm đến nay lực lượng chức năng quận Long Biên đã xử phạt vi phạm hành chính trên 2 tỷ đồng đối với 330 trường hợp có hành vi lấn chiếm lòng, lề đường và xe chở cồng kềnh, dừng, đỗ sai quy định… Thế nhưng, vì mục đích kinh doanh, gần đây một số trường hợp lại tái diễn vi phạm, biến vỉa hè, lòng đường thành nơi buôn bán, trông giữ phương tiện giao thông trái quy định.
Bộ Giao thông vận tải vừa thống nhất với các đơn vị liên quan về việc sẽ xây dựng hệ thống cân tự động trên tuyến cao tốc Bắc-Nam để ngăn ngừa tối đa xe quá tải, bảo vệ tốt hơn kết cấu hạ tầng đường bộ. Vấn nạn xe quá tải cày xới các con đường tại nhiều địa phương trên cả nước từ lâu đã nhức nhối. Với các giải pháp mới, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ vào kiểm tra, giám sát, kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để tình trạng xe chở quá tải.
Bị cạnh tranh không công bằng, nhiều nhà xe chạy tuyến cố định bất chấp quy định, chạy rùa bò ngoài đường để gom khách nhằm bù lỗ. Điều này cho thấy, các lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý xe dù, xe hợp đồng trá hình để đảm bảo công bằng với các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính.
Nhiều hộ kinh doanh, buôn bán trên địa bàn TP. Thái Nguyên đang băn khoăn với câu hỏi: Thành phố đã xây dựng phương án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố từ nhiều năm nay, liệu có triển khai trong thời gian tới?
Các cơ quan quản lý đã nỗ lực trong việc xử lý các tụ điểm 'xe dù, bến cóc' hoạt động, thế nhưng thực trạng 'xe dù, bến cóc' lại diễn ra ngang nhiên hơn, đặc biệt trong ngày cuối trước kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch 2024.
Hè phố là không gian đi bộ, nhưng lâu nay nghiễm nhiên bị chiếm dụng để phục vụ kinh doanh, buôn bán và đủ mọi thứ hoạt động khác.
'Điệp khúc' lát đá vỉa hè cuối năm tại Hà Nội; Thí điểm mô hình chuyển đổi số điển hình tại các cơ quan nhà nước... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Gần 1 năm sau khi Hà Nội đồng loạt ra quân rầm rộ giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến khi vỉa hè vẫn bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán.
Sau các cuộc ra quân rầm rộ, nghiêm túc… vỉa hè Hà Nội vẫn không phải là của người đi bộ.
Dịp cuối năm bận rộn, nhiều chị em đã lựa chọn hình thức mua sắm thực phẩm online để giải phóng sức lao động và niềm tin về an toàn thực phẩm đặt hết vào người bán hàng trên mạng.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2021 đến nay, toàn thành phố có 1.024 nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện quận, huyện, trung tâm y tế và trạm y tế xin nghỉ việc.
Do vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, nên nhiều đoạn đường, người đi bộ phải đi xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng vấn nạn giăng 'thiên la địa võng' để 'tận diệt chim trời' vẫn không thể xử lý dứt điểm.
Để việc xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đạt được hiệu quả, chính quyền các cấp cần có những biện pháp quyết liệt, nhưng cũng phải có sự linh hoạt, hợp tình, hợp lý, đảm bảo vấn đề an sinh của người dân, có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả lâu dài.
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), Đại biểu Quốc hội khóa XIV, vi phạm của nhà xe Thành Bưởi diễn ra khá lâu, ngang nghiên, có tính hệ thống và ngày càng trầm trọng. Đơn cử như việc lập bến trái phép, kinh doanh trái pháp luật và đặc biệt là có dấu hiệu trốn thuế. Vì vậy, cần xử lý nghiêm minh, xem xét khởi tố hình sự ngay những hành vi vi phạm và cần rút giấy phép hoạt động của nhà xe Thành Bưởi.
Trước thực trạng khói bụi và ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề giấy Phong Khê gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, chính quyền thành phố Bắc Ninh đã có hàng loạt chỉ đạo nóng tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống.
Bãi bồi sông Chu, đoạn qua xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) sau nhiều năm liên tục bị khai thác cát trái phép đã trở nên tan hoang, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, đe dọa nhà dân. Để giải quyết tình trạng trên, chỉ trong vòng 10 tháng qua, chính quyền địa phương đã tổ chức 7 đợt vây quét nhưng với cách xử lý kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa', kết quả thu lại là tình trạng khai thác cát vẫn diễn biến phức tạp.
Trên danh nghĩa, Hà Nội đã giành lại vỉa hè cho người đi bộ để khỏi phải lưu thông xuống lòng đường nguy hiểm, nhưng hiện nay, nhiều nơi lại đang dành phần vỉa hè đó cho... bánh Trung thu.
Nhiều năm nay, dù các phương tiện truyền thông đã phản ánh rất nhiều lần về tình trạng bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM), song tình trạng này vẫn không giảm. Tại đây luôn xuất hiện nhiều người kinh doanh buôn bán nước uống, quà bánh, đồ lưu niệm…
Không khỏi ngạc nhiên khi thấy chính quyền quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) vừa lên tiếng yêu cầu xử lý các vi phạm trong hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn.
Dù đang là cao điểm của mùa mưa lũ nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn phát sinh và tồn tại nhiều vụ vi phạm pháp luật về đê điều, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, gây bức xúc dư luận. Để bảo đảm an toàn công trình chống lũ, tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống thiên tai, các địa phương cần quyết liệt hơn nữa, xử lý triệt để những vi phạm.