Không chỉ là di sản văn hóa thế giới, Hội An còn là một không gian sống động, nơi thời gian lắng đọng giữa màu ngói rêu phong và hơi thở hiện đại len lỏi qua từng góc phố.
Sau hơn hai thập niên vươn mình trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, dịch vụ hàng đầu miền Trung, Đà Nẵng đang đối diện với giới hạn về không gian phát triển, thiếu dư địa để mở rộng các khu công nghiệp, logistics hay hạ tầng đô thị quy mô lớn. Trong khi đó, Quảng Nam với diện tích tự nhiên gấp hơn 8 lần Đà Nẵng lại đang sở hữu hàng chục nghìn héc-ta đất chưa khai thác. Việc sáp nhập hai địa phương không chỉ là giải pháp tháo gỡ 'điểm nghẽn' cho Đà Nẵng, mà còn mở ra cơ hội hình thành một đô thị đa trung tâm, tích hợp nhiều chức năng, có sức bật lớn hơn và tầm nhìn dài hạn hơn.
Nhằm tạo ra sân chơi giải trí mới mẻ và giữ chân du khách, TP Hội An đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến môn thể thao dù lượn.
Lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hội An, giải biểu diễn và thi đấu dù lượn 'Kết nối bầu trời' Quảng Nam - Miền xanh di sản năm 2025 thu hút 31 phi công tham dự, thu hút khá đông sự quan tâm của du khách và người dân.
Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam, không chỉ là một thay đổi địa giới hành chính đơn thuần mà còn mở ra một chương mới cho sự phát triển ngành du lịch. Từ một vùng đất vốn đã giàu tài nguyên, lịch sử và văn hóa, Đà Nẵng mới có cơ hội định hình lại bản đồ du lịch miền Trung Việt Nam, hướng đến trở thành trung tâm du lịch quốc gia và mang tầm quốc tế.
Dự kiến sau sáp nhập với Quảng Nam, Đà Nẵng vừa mở rộng địa giới hành chính, vừa mở ra hướng phát triển hoàn toàn mới cho ngành du lịch. Một tầm nhìn lớn đang dần được định hình: đưa Đà Nẵng trở thành 'điểm đến du lịch di sản' trong một 'siêu đô thị di sản – sự kiện – đổi mới, sáng tạo' mang tầm quốc tế. Con đường ấy tuy rộng mở nhưng lắm thử thách, đòi hỏi sự đồng hành của tư duy đột phá, quy hoạch thông minh và lòng tự hào di sản.
Việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng để hình thành một thành phố trực thuộc Trung ương mới mang tên Đà Nẵng đang được đề xuất. Đề án này được kỳ vọng sẽ tạo nên một 'thiên đường' du lịch lớn nhất cả nước, thậm chí có thể sánh ngang với các điểm đến hàng đầu Đông Nam Á về di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Tại hội thảo 'Du lịch Đà Nẵng trong kỷ nguyên mới – Hội nhập và bứt phá' ngày 17/5, PGS.TS Phạm Trung Lương – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã nêu nhiều vấn đề về phát triển du lịch Đà Nẵng sau sáp nhập với Quảng Nam.
Năm 2025, Quảng Nam đặt mục tiêu đón 8,4 triệu lượt khách, để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch Quảng Nam nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm du lịch theo hướng xanh và đẩy mạnh kích cầu du lịch.
Tuấn Hưng và vợ là Hương Baby đã có hơn một thập kỷ bên nhau.
Sau khi uống bia, và không có bằng lái nhưng nam du khách người nước ngoài vẫn điều khiển xe máy chở bạn từ khách sạn ở thị xã Điện Bàn để vào Hội An đi chơi. Do không làm chủ tốc độ, chiếc xe tông vào dải phân cách khiến cả hai văng xuống đường, nữ du khách ngồi sau tử vong tại chỗ.
Dự án 'Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An' được đầu tư 42 triệu euro (tương đương 982,2 tỷ đồng). Trong đó Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho vay 35 triệu euro, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ 2 triệu euro, còn lại 5 triệu euro là nguồn vốn đối ứng của tỉnh Quảng Nam được thực hiện trong năm 2025-2026.
Sở hữu những di sản văn hóa thế giới và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, Quảng Nam được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bậc nhất miền Trung. Những năm qua, ngành du lịch địa phương đã ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật, nhất là trong phát triển du lịch biển và du lịch di sản.
Nhằm tạo ra bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển du lịch biển, tỉnh Quảng Nam đã và đang huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối vùng và liên vùng theo các trục hành lang kinh tế ven biển, hành lang kinh tế đông-tây.
Sáng 26/11, lãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) cho biết do diễn biến bất lợi của thời tiết trong những ngày qua, bờ biển Cẩm An đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành đã bị sạt lở nghiêm trọng, kéo dài hơn 200m, ăn sâu vào đến 7m.
Phố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ 'hạ nhiệt'.
Phố cổ Hội An từ lâu đã là điểm nghỉ dưỡng được lòng du khách trong và ngoài nước. Cùng Traveloka khám phá 4 khách sạn và resort hot nhất tại đây, nơi sẽ mang đến cho bạn dịch vụ đẳng cấp và trải nghiệm khó quên.
Mang dáng dấp của ngôi nhà cấp 4 truyền thống nhưng công trình có đầy đủ cây xanh, hồ nước và hệ thống ánh sáng dịu nhẹ giúp gia chủ thư giãn, lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Cuối tháng 7/2024, chuyến bay mang ký hiệu HX548 do Hãng hàng không Hong Kong Airlines khai thác đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Đà Nẵng, đưa 152 hành khách Hồng Kông (Trung Quốc) đến tham quan, du lịch tại địa phương này. Việc Hong Kong Airlines đưa vào khai thác đường bay Hồng Kông - Đà Nẵng khứ hồi hàng ngày (7 chuyến/tuần) giúp hành khách có thêm nhiều lựa chọn di chuyển giữa 2 thành phố.
Từ những mảnh gỗ vụn và rác thải, người đàn ông tại Hội An đã biến chúng thành những sản phẩm trang trí độc đáo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn thực hiện năm 2024 sang năm 2025 cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với tổng vốn hơn 125 tỷ đồng.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại, đoạn từ UBND phường Cẩm An đến khu vực An Bàng, thành phố Hội An.
UBND Thành phố Hội An nhận thấy, nguyên nhân gây ra sạt lở bờ biển Cửa Đại là do đơn vị đang thi công của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam gây ra.
Bãi biển Hội An thời gian qua bị xói lở nghiêm trọng, đặc biệt vào mùa mưa bão.