Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San sẽ tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa-Du lịch Gia Lai tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku).
Mây ngồi nơi mỏm đá bên con suối Êm Bui, thong dong nhìn nắng lên bên kia núi. Ở khúc này, dòng Êm Bui khi quanh co ôm triền dốc để xuôi về bản làng, trông con nước dịu dàng như tiếng hát của mế 1 mỗi lần đưa nôi trong những đêm bên bếp lửa, khi ngoài trời mưa cứ lách tách.
Những năm qua, Thành ủy Kon Tum đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn, nhất là quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Khmer, nghề đan lát không đơn thuần là công việc mưu sinh mà còn là sợi dây bền bỉ nối dài làng nghề truyền thống qua các thế hệ. Những đôi bàn tay cặm cụi bên gùi tre, rổ rá, không chỉ đang tạo nên vật dụng thường nhật mà còn góp phần 'dệt' nên một bản sắc riêng lặng lẽ nhưng đầy nội lực của đồng bào Khmer tại huyện Lộc Ninh.
Sáng 18/4, Hội Người mù thành phố Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2025) và kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1988 - 18/4/2025).
Bộ VHTTDL vừa có quyết định về việc tổ chức Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 - Huế 2025. Chương trình được Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Sở VHTT thành phố Huế và các đơn vị liên quan tổ chức.
Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng dần mai một. Thị trường tiêu thụ gặp khó, thu nhập thấp là nguyên nhân chính khiến số lượng người dân bám nghề ngày một ít đi.
Trải qua bao thăng trầm trong kháng chiến, Khu di tích Địa đạo Củ Chi không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, mà còn là tài nguyên du lịch, điểm về nguồn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.
Lễ hội Sú Khon Khoài xã Bản Hon năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19-20/4 tại điểm du lịch cộng đồng bản Bản Thẳm, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu).
Trong 2 ngày 11 - 12/4, tại xã Đồng Nai Thượng, UBND huyện Đạ Huoai tổ chức tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Mạ.
Tối nay 12/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ Tư năm 2025 với sự tham gia của 800 nghệ nhân đại diện các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer (chiếm khoảng 31% dân số), hầu hết đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer, toàn tỉnh có 143 chùa Khmer. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và một số nghề thủ công truyền thống như dệt, đan lát, làm mộc...
Trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn có những con người vẫn ngày ngày âm thầm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Nay Thơi là một trong số đó.
Phát huy tiềm năng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng và đậm đà bản sắc văn hóa, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nâm Nung đang từng bước biến lợi thế quê hương thành động lực phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Xác định nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Chí Minh, huyện Tràng Định đã triển khai linh hoạt các giải pháp, trong đó tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển các mô hình sản xuất.
Từ bao đời nay, người dân tộc Tày ở xã Khuôn Hà (Lâm Bình, Tuyên Quang) luôn tự hào với nghề đan lát từ mây, tre. Đặc biệt, từ khi HTX Nhật Minh ra đời, mang theo sứ mệnh khôi phục và phát triển nghề mây tre đan, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, đóng góp vào quá trình nâng cao thu nhập, hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững.
Người Thái ở Lai Châu chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh. Từ bao đời nay, đời sống của bà con luôn gắn liền với các con sông, con suối. Sông, suối cung cấp nguồn nước sinh hoạt và phục vụ canh tác nông nghiệp. Sông, suối cũng cung cấp nguồn sinh thủy dồi dào, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản; lưu giữ một phần văn hóa trong đời sống sinh hoạt thường ngày của bà con.
Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chung tay của các nghệ nhân, giờ đây, nhiều nghề truyền thống tại tỉnh Gia Lai dần được hồi sinh.
Vốn là nghề truyền thống ở xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ, tuy nhiên để duy trì nghề mây tre đan, người dân nơi đây vẫn gặp nhiều khó khăn. Bí đầu ra, không có người kế nghiệp hay khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp trên thị trường là những nguyên nhân khiến nghề mây tre đan ở Nà Tấu đang gặp khó, đứng trước nguy cơ mai một.
Đan lát Ba Đông, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Gia Thanh là những làng nghề độc đáo ở tỉnh Phú Thọ.
Thời gian qua, công tác giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình 1719) đã được các cấp, các ngành tỉnh An Giang quan tâm và triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS.
Ngày 2/4, Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho biết đã tổng kết chương trình sáng tác về chủ đề 'Nghệ thuật truyền thống A Lưới'.
Việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tương lai sẽ mở ra tính liên kết vùng, tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển.
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Nơi đây, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống từ lâu đời, với nhiều nét văn hóa đặc trưng. Trong số đó, nghề đan lát của đồng bào Ba Na và Chăm tại đây là một nghề thủ công truyền thống không thể thiếu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.
Bảo tàng Mỹ thuật Huế ngày 29/3 phối hợp với UBND huyện A Lưới và nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình sáng tác 'Nghệ thuật truyền thống A Lưới'.
Việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn cần được gắn kết chặt chẽ với du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo và tôn vinh nghệ nhân ở khu vực nông thôn, góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa nghề truyền thống. Việc xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn cần đảm bảo tính đa dạng, đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với đặc thù từng địa phương. Cùng với đó, cần nâng cấp hệ thống chợ truyền thống nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua bán của người dân. Ngoài ra, cần phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Sáng 28-3, tại Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã bế mạc hội thi văn hóa các dân tộc thiểu số huyện lần thứ XVI.
Tiếp tục chương trình Lễ hội Xên Mường xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên lần thứ II, năm 2025, ngày 29/3, đã diễn ra nghi lễ cúng Xên Mường và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thu hút đông đảo của nhân dân, cùng du khách tham gia.
Tối 28/3, xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên đã tổ chức khai mạc Lễ hội Xên Mường lần thứ II, năm 2025.
Nằm hai bên bờ sông Đăk Pne mát lành, làng Kon Brăp Ju và Kon Biêu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) là nơi sinh sống của dân tộc Ba Na và Xơ Đăng. Nhà rông ở đây vừa là biểu trưng của tộc người, vừa là thiết chế văn hóa quan trọng góp phần gìn giữ các giá trị truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Hôm nay, trời lành lạnh phủ kín lối đi làm. Bạn co ro trong tấm áo mỏng, nhìn dòng người đang vội vã trên đường. Có lẽ, ai cũng đang hối hả, để đến điểm dừng, chui vào góc phòng làm việc để tránh cái lạnh lùa vào da thịt.
Những năm qua, việc phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) không chỉ góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống mà còn tạo việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Sáng 24-3, lễ bàn giao thiết bị của 'Dự án phổ biến, trình diễn và thương mại hóa Hệ thống thiết bị sản xuất, lưu trữ điện năng lượng mặt trời và hệ thống giám sát IoT ứng dụng công nghệ điện toán đám mây' tới người dân huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) được tổ chức tại Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
Lễ hội hoa trang suối Tà Má là dịp để tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của loài hoa trang - biểu tượng tự nhiên của vùng đất Vĩnh Thạnh.
Những năm qua, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng thực hiện phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Sáng 22/3, tại khu vực suối Tà Má, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa trang đã chính thức khai mạc trong không gian rực rỡ sắc hoa và sự hào hứng của hàng nghìn người tham dự. Với chủ đề 'Hương sắc hoa trang - Hòa quyện văn hóa và thiên nhiên,' lễ hội năm nay không chỉ là một sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn là cơ hội để quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Vĩnh Thạnh đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Ngày 22/3, tại tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra Lễ hội Hết Chá, một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Tối 21/3, tỉnh Lai Châu đã tổ chức khai mạc Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ hai năm 2025 với chủ đề 'Về miền đỗ quyên rực rỡ' tại hồ Mường Lự, huyện Tam Đường.