Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình; đồng bào các dân tộc còn gìn giữ và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống; con người thân thiện, mến khách... là điều kiện quan trọng để xã Linh Sơn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Sáng 5/7, Đồn Biên phòng Bát Xát phối hợp với Hội Phụ nữ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai và các nhà hảo tâm tổ chức ra mắt mô hình 'Mẹ đỡ đầu', giai đoạn 2025 - 2030.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng của Bộ đội Cụ Hồ, hàng chục năm qua, BĐBP Cao Bằng đã triển khai nhiều mô hình, phong trào nhằm từng bước hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, góp phần xây dựng 'thế trận lòng dân' trên tuyến đầu biên giới Tổ quốc.
Ngày 4/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri tại các xã Nam Trà My, Trà My để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Xu thế hội nhập, các dân tộc sinh sống đan xen, sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Nhiều dân tộc ít người hơn 'ngại' giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Trong gia đình: Ông bà, cha mẹ ít nói tiếng dân tộc mình. Trẻ em đến trường ngoài học tiếng phổ thông còn nỗ lực học thêm ít nhất là một ngoại ngữ. Tiếng mẹ đẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số vì thế ngày càng mai một.
Xã biên giới Lao Chải, tỉnh Tuyên Quang có địa hình núi đất chia cắt mạnh. Các triền núi nơi đây từ bao đời nay đã được đồng bào các dân tộc Dao, Mông, Tày… khai hoang, san gạt, trở thành những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ. Sức người chinh phục thiên nhiên, tạo nên phương thức canh tác nông nghiệp đầy khéo léo trên các sườn núi dốc. Những thửa ruộng bậc thang vào mùa nước đổ đầu tháng 7 như những khuông nhạc trong bản giao hưởng nhẹ nhàng, tạo nên cảnh sắc cực kỳ nên thơ trên vùng biên cương cực Bắc Tuyên Quang.
Đối với người Jrai, cồng chiêng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống của buôn làng, của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về với cõi A Tâu.
Đồn Biên phòng Ia Púch (Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức trao kinh phí của Dự án 'Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường' giai đoạn 2021-2030 cho 30 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Ia Púch.
Trong các tỉnh Việt Bắc, cư dân vùng Thái Nguyên và Bắc Kạn được tạo hóa ban tặng một 'đặc ân' là cùng uống chung dòng nước sông Cầu. Dòng sông ấy cho sản vật cá tôm, nguồn phù sa màu mỡ và hình thành nên một nét đẹp văn hóa chung. Và lời hát Then của đồng bào Tày, Nùng được ví là biểu trưng đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân trong vùng Việt Bắc.
Nếu xem du lịch là 'con gà đẻ trứng vàng', thì du lịch đêm chính là hướng đi mới, góp phần mở ra cơ hội khai thác một cách toàn diện nguồn lợi này.
Ngày hôm qua, mô hình chính quyền hai cấp chính thức vận hành trên cả nước. Với các xã miền núi, nơi địa bàn rộng, dân cư phân tán và có nhiều đồng bào các dân tộc thì câu chuyện tổ chức bộ máy không chỉ là sắp xếp hành chính, mà còn là làm sao để 'gần dân, hiểu dân và phục vụ dân tốt hơn'.
Tọa lạc tại xã Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam là một quần thể văn hóa - du lịch đặc sắc, mang tầm vóc quốc gia. Nơi đây không chỉ là 'ngôi nhà chung' của 54 dân tộc anh em mà còn là không gian linh thiêng, thể hiện đậm nét bản sắc, cốt cách và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ ngày 1 đến 31-7, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, xã Đoài Phương, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động tháng 7 với chủ đề 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống', gồm nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.
Sau khi sáp nhập với Bình Phước, tỉnh Đồng Nai mới mang diện mạo rộng lớn và đa sắc hơn, không chỉ gìn giữ giá trị truyền thống mà còn làm dày thêm chiều sâu văn hóa của vùng đất phương Nam.
Suốt tháng 7, du khách nhí sẽ được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, nghi thức, lễ hội... và các loại hình diễn xướng, biểu diễn các loại nhạc cụ, trò chơi dân gian tại Làng Văn hóa.
Chiều 30/6, Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết, chuỗi hoạt động 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống' diễn ra từ ngày 1 – 31/7 do đồng bào các dân tộc thực hiện nhằm giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán truyền thống và tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thanh, thiếu niên đến Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.
Nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (11/7/1975-11/7/2025), Đồn Biên phòng Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn là 'phên giậu' vững chắc nơi biên cương Tổ quốc và là điểm tựa tin cậy cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong hành trình phát triển.
Giữa bối cảnh toàn cầu đầy biến động, tỉnh Lào Cai đã biến thách thức thành cơ hội, huy động được gần 16,6 triệu USD từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Nguồn lực quý giá này không chỉ là những con số, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo nên những thay đổi bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc.
Trong hai ngày 28 – 29/6, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội) diễn ra chương trình giao lưu 'Mừng vui ngày hội gia đình' nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, với sự tham gia của đồng bào các dân tộc đang hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại đây.
Dọc theo những cung đường uốn lượn qua dãy núi phía Tây huyện Yên Châu, nơi bản làng giáp ranh đất bạn Lào còn ẩn trong sương sớm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On vẫn lặng thầm tuần tra giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, là điểm tựa vững chắc của đồng bào các dân tộc nơi vùng cao biên giới.
Huyện Nho Quan (Ninh Bình) là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường, Dao, Tày, Nùng… cùng với dân tộc Kinh đã tạo nên một cộng đồng đa sắc màu văn hóa. Sự đa dạng này là nguồn cội để hình thành nên Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Nho Quan - một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt mang đậm bản sắc văn hóa và sự đoàn kết của các dân tộc.
Ngày 26/6, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giai đoạn 2019-2024 và Tổng kết 5 năm thực hiện Phong trào thi đua 'Tuổi cao-Gương sáng', giai đoạn 2021-2025.
Chiều 25/6, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh) tổ chức lễ bàn giao nhà và tặng quà cho 10 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Bản Hon (huyện Tam Đường).
Ngày 24/6/2025, tại thôn Trung Chải, UBND xã Y Tý đã công bố quyết định thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Đua ngựa truyền thống xã Y Tý.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã mang lại những thay đổi tích cực không chỉ về kết cấu hạ tầng mà còn về tư duy và cách làm của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai.
HNN.VN - Tách mình khỏi những ồn ào phố thị, A Lưới hiện lên như một bản trường ca trầm lắng và sâu sắc của thiên nhiên đất Cố đô. Trong tập phát sóng của chương trình 'Hành trình Kết nối xanh', khán giả sẽ có cơ hội khám phá một A Lưới nguyên sơ, hùng vĩ – nơi rừng núi không chỉ là không gian sinh tồn mà còn là linh hồn của đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, nơi màu xanh của rừng là hơi thở gắn liền với ký ức và tương lai.
UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Yên Bái năm 2025.
Từ ngày 19 đến 23/6, trong khuôn khổ sự kiện 'Sắc màu Sơn La' diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức không gian trưng bày 100 bức ảnh nghệ thuật với chủ đề 'Du lịch Sơn La – Trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên'.
Bài cuối: Tạo đà để đồng bào dân tộc thiểu số bước vào kỷ nguyên mới
Những năm qua, bằng tình yêu với nghề báo cùng trách nhiệm của người lính, những người làm báo quân hàm xanh đã vượt qua khó khăn, vất vả, xung kích, đi đầu đến những nơi gian khó, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo.
Những năm qua, vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ nơi biên cương Tổ quốc, những người làm báo mang quân hàm xanh đã không ngừng nỗ lực, tận hiến bằng tình yêu nghề và trách nhiệm của người lính. Với tinh thần dấn thân và bản lĩnh chính trị vững vàng, họ không ngại hiểm nguy, sẵn sàng có mặt tại các điểm nóng, vùng sâu, vùng xa để phản ánh trung thực, sinh động hơi thở cuộc sống nơi tuyến đầu. Mỗi trang viết, thước phim của họ không chỉ lan tỏa hình ảnh cao đẹp 'Bộ đội Cụ Hồ' trong lòng nhân dân, mà còn là cầu nối quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo.
Trải qua bao thế hệ, đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn vẫn bền bỉ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống như một phần máu thịt không thể tách rời. Thực hiện Dự án 6 về 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030, huyện Thanh Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa bản địa, để bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây mãi được gìn giữ và lan tỏa sâu rộng.
Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam có sự góp sức của những phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên người Tày – Nùng trên chiến khu Việt Bắc. Ở thời kỳ nào, những người làm báo 'áo chàm' cũng luôn giữ vững lòng yêu nghề, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc, góp sức xây dựng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thay mặt Bộ Dân tộc và Tôn giáo, sáng 19/6, Thứ trưởng Y Thông đã đến chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Báo Dân trí.
Giữa sương mai bồng bềnh, Sa Ná thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ. Nhìn ra cánh đồng vàng ươm, những hạt thóc căng tròn như đang hứa hẹn về tương lai tươi sáng, ấm no, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
Ngày 18/6, Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cùng đoàn công tác đến thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ Tây Nam của vùng Tây Nguyên, là nơi sinh sống của hơn 40 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số như M'nông, Ê Đê, Mạ, Dao, Tày, Nùng… chiếm tỷ lệ đáng kể.
Ngày 17/6, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP cùng đoàn công tác của Cục Chính trị BĐBP đã đến thăm, chúc mừng một số cơ quan báo chí của Trung ương và các bộ, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đoàn kết luôn là giá trị cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách. Đối với tỉnh Lai Châu - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 20 dân tộc anh em cùng sinh sống - tinh thần đoàn kết không chỉ là truyền thống quý báu, mà còn là nền tảng vững chắc giúp tỉnh vững bước vươn lên trong hành trình phát triển đầy khó khăn nhưng cũng rất đỗi tự hào. Để hôm nay, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hân hoan hát vang khúc ca 'Lai Châu ngày mới'.