Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.
Giữa vùng đất Tổ linh thiêng – nơi cội nguồn dân tộc Việt, có một người phụ nữ đã dành trọn hơn nửa thế kỷ để giữ gìn, một loại hình nghệ thuật từng có thời gian đứng trước nguy cơ mai một. Đó là Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lịch – 'trùm phường' Xoan An Thái, cũng là nữ trùm Xoan duy nhất của tỉnh Phú Thọ.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp (tỉnh Tiền Giang) đã được công nhận Di tích cấp Quốc gia, hiện có 7 ngôi nhà cổ 150-220 năm tuổi, 29 ngôi nhà 80-100 năm tuổi, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng trên 100 năm tuổi.
Làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có từ lâu đời, địa hình tự nhiên bán sơn địa - đồng chiêm trũng, cư dân sinh sống bằng nghề trồng cây lúa nước đã bao đời.
Đình làng là nơi thờ tự, tín ngưỡng của người dân, lưu giữ công trình kiến trúc độc đáo. Và ở đó luôn có những người âm thầm gánh vác trọng trách 'giữ hồn' cho mái đình, kết nối quá khứ với hiện tại, truyền lại những giá trị văn hóa quý báu cho thế hệ mai sau. Ông Lương Thành Long - Trưởng ban Hội hương đình Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An là một người như thế!
Xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì) những năm gần đây đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp mộc mạc và những giá trị văn hóa truyền thống được người dân nơi đây gìn giữ qua nhiều thế hệ. Chính từ những nét đẹp văn hóa ấy, Hùng Lô đang ngày cành khẳng định tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.
Nhiều nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam đã sáng tạo, đổi mới âm nhạc khi kết hợp các sản phẩm nghệ thuật dân gian truyền thống với các thể loại như pop, hip-hop, rap,… tạo ra sản phẩm âm nhạc mới mẻ, độc đáo, lan tỏa nét đẹp văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế.
Ngôi đình sừng sững trong khuôn viên Trường Tiểu học Phúc Thành (Kim Thành) không chỉ là chứng nhân của bao đổi thay mà còn là mái trường đầu đời của học sinh biết bao thế hệ.
Sáng 13/4 (tức 16/3 âm lịch), Ban khánh tiết Đình làng An Vĩnh cùng các tộc, họ thành kính tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức các hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vâng lệnh triều đình ra Hoàng Sa khai thác sản vật, đo đạc hải trình, cắm mốc, dựng bia chủ quyền.
Từ ngày 11 đến 13/4/2025 (tức ngày 14 đến 16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ năm 2025.
Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, 'Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng' của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...
Sáng ngày 11/4/2025 (nhằm 14/3 âm lịch), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Tháp Mười đã đến dâng hương, dâng lễ vật Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025.
Làng quê Việt – biểu tượng của sự sẻ chia và những phong tục tập quán đậm đà bản sắc, sẽ bước vào phố thị một cách sống động tại sự kiện VIETFEST 2025 do Hội sinh viên Việt Nam tại Australia (SVAU) tổ chức.
Trong khuôn khổ lễ hội truyền thống Đình làng phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm năm 2025 (từ ngày 7 đến ngày 9-4), Cuộc thi 'Trạng nguyên nhỏ tuổi' đã được tổ chức thành công với sự tham gia của 50 'Trạng nguyên nhí'.
Hát Xoan có từ thời Hùng Vương, từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Phú Thọ trong dịp Giỗ Tổ.
Những ngày này, dòng người từ khắp nơi đã tụ về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để thực hành tín ngưỡng Giỗ Tổ Hùng Vương.
Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.
Đình làng Hồ tọa lạc tại thôn Hồng Kỳ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân), được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, cần được tu bổ, tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân địa phương.
Khi tiết trời chuyển từ Xuân sang Hạ, hoa gạo tại đình Ngái (xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lại nở rộ, phủ sắc đỏ khắp sân đình.
Bài thơ 'Phác họa đình làng' của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn không dụng công về nghệ thuật mà vẫn làm lay động lòng người bởi đã chạm được vào chốn thiêng liêng nhất của hồn quê Việt.
Triển lãm di sản tư liệu Hán-Nôm đầu tiên của tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra vào giữa tháng 4-2025 tại Bảo tàng tỉnh, giới thiệu những tư liệu phản ánh tiến trình lịch sử, văn hóa của địa phương từ đầu thế kỷ XIX đến nay.
Đời hoa gạo rất ngắn, chỉ nở ít hôm sẽ rụng, muốn thấy được đất trời quấn quyện trong sắc đỏ linh thiêng cửa đền thì bước chân phải tìm đến đền Vạn Chài đúng dịp và tôi sẽ chẳng chần chừ trước sắc đỏ tuyệt vời ấy.
Ngày 30-3, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM tổ chức đã công bố quyết định xếp hạng thêm 7 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố, theo Trang tin Đảng bộ TPHCM.
Ngày 30/3 ( tức mùng 2 tháng 3 âm lịch) đã diễn ra lễ khánh thành đình làng Phù Đạm (xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý). Đình làng Phù Đạm, xã Phù Vân được các vị tiền nhân xây dựng từ những ngày đầu lập làng, hội tụ đầy đủ bốn yếu tố 'Tụ thủy - Tụ linh - Tụ phúc - Tụ hội'. Đình thờ Tứ vị thành hoàng làng và Hậu thần làng.
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) vẫn lưu giữ được hồn của làng quê Bắc Bộ. Không chỉ nổi tiếng với di tích đình, chùa cổ kính mà nơi đây còn được biết đến là một cái nôi sản sinh ra những nghệ nhân tiêu biểu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Trên bia đá ở đình làng vẫn còn ghi rõ lịch sử của nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục. Ông tổ nghề là Đào Đăng Khiêm, quan Nội giám dưới triều Hậu Lê, đã trực tiếp truyền dạy, phát triển phường rối nước ở đây.
Ngoài sự quan tâm của chính quyền, ngành chức năng, vai trò và sự đóng góp của những người có uy tín trong cộng đồng rất có ý nghĩa trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa đang được lưu giữ tại các đình làng. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là ông Trịnh Văn Xuân, Trưởng ban Quản lý Di tích đình thần Dĩ An (TP.Dĩ An). Bằng sự tìm tòi và am hiểu được tích góp trong mấy chục năm qua, ông đã và đang góp phần tích cực trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đình.
Vụ việc một người đàn ông chia sẻ lên mạng xã hội video so sánh di tích nhà công tử Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) với một điểm tham quan tại TPHCM, đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Hiện tại, dù các cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu đang tiến hành điều tra vụ việc, nhưng các bình luận trái chiều vẫn không ngừng xuất hiện. Theo đó, một chiều ý kiến cho rằng, khách bỏ tiền mua vé tham quan, hoàn toàn có quyền thể hiện ý kiến khen chê của cá nhân.
Nghe MV 'Bắc Bling' của Hòa Minzy, tự nhiên tôi nhớ quá về những ngôi làng Bắc Bộ đã đi qua. Có những ngôi làng mới đến một lần, những có những ngôi làng là trở lại, và lần nào trở lại cũng thấy chênh chao mất mát… Nhưng trong cái sự mất - còn ấy, nhiều ngôi làng vẫn giữ được những mái đình truyền thống…
Trong tâm trí người Việt, làng là một khái niệm đồng thời là một thực thể rất thiêng liêng.
Quảng Nam có một Hội An khác ở xã Tiên Châu (huyện Tiên Phước). Tại đây có ngôi đình hơn trăm năm tuổi, gắn liền với câu chuyện mở đất lập làng và nét văn hóa độc đáo của người dân xứ Tiên - lễ hội Kỳ Yên.
Trường Tiểu học Quang Minh vừa tổ chức giao lưu 'Trạng nguyên nhỏ tuổi' tại di tích quốc gia đình Hậu Bổng thuộc xã Quang Đức (Gia Lộc, Hải Dương).
Xã Hà Yên trước kia, nay là xã Yên Dương (Hà Trung), không chỉ nức tiếng với món 'mắm tép tiến vua', nơi đây còn có đình làng Đình Trung nổi tiếng với những nét kiến trúc độc đáo... Một vùng đất với 'trầm tích' lịch sử, văn hóa vô giá...
Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.
Để đưa sách đến gần hơn với độc giả, thông qua những buổi trải nghiệm với các tác giả, những năm gần đây, NXB Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với tác giả.
Trải qua trăm năm mở đất, các làng người Việt trên cao nguyên Gia Lai vẫn giữ truyền thống cúng Quý Xuân hay Tế Xuân vào dịp 'Thanh minh trong tiết tháng ba' hàng năm.
Không chỉ được mệnh danh là 'lò sinh quan, nôi sinh sĩ tử', làng Bích La Đông còn là đất địa linh nhân kiệt khi khoa bảng - công danh đều trọn vẹn.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân Kẻ Giàn (thôn Trung Kính Hạ), phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc qua nhiều thế hệ, trở thành phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Lễ hội truyền thống đình làng Trung Kính Hạ là một trong những nét đẹp tiêu biểu, phản ánh truyền thống và phong tục quý báu, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương.
Thanh niên làng ta đâu phải đứa nào cũng hư. Chỉ là chưa có ai dẫn đường thôi.
Tháng giêng năm Ất Tỵ 2025 vừa qua, chúng tôi có một ngày du xuân về Mũi Né, ghé tham quan đình làng Khánh Thiện.
Ngày 12-3 vừa qua, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tổ chức lễ công bố lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng như nhiều năm trước, hội làng Bát Tràng luôn rộn ràng, đậm đà bản sắc dân tộc và chào đón một lượng lớn du khách.