Đối với số tiền của những người cho Thành vay trong sổ tiết kiệm, ngân hàng được giữ lại để đảm bảo trách nhiệm thi hành án của bị cáo Thành.
Bị kết án về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,' bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành bị tuyên phạt tù chung thân trong vụ chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng.
HĐXX nhận định bị cáo Thành có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chiếm đoạt của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân số tiền đặc biệt lớn nên cần nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
VKS xác định Nguyễn Thị Hà Thành là chủ mưu, cầm đầu, dùng thủ đoạn gian dối và được sự giúp sức của nhiều cựu cán bộ nhà băng để chiếm đoạt tiền.
Trong vụ án 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng (NCB, PVcomBank và VietABank), đại diện cả 3 ngân hàng này đều đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi tư cách tham gia phiên tòa của ngân hàng.
Có 2 vấn đề được đặt ra sau vụ án Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo chiếm đoạt 433 tỷ đồng là việc nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng và vấn đề bảo vệ quyền lợi của khách gửi tiền...
Trong vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng trăm tỷ đồng của 3 ngân hàng và một số cá nhân, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành đã gửi lời xin lỗi tới các bị hại.
Nói lời sau cùng tại phiên tòa, siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành chấp nhận mọi hình phạt của tòa án. Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành mong Hội đồng xét xử xem xét đến hoàn cảnh của các bị cáo khác vì tin tưởng bị cáo mà phạm tội. Trong khi đó, nhiều bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng mong được chết để không làm khổ gia đình.
Ngày 18/3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo khác tiếp tục diễn ra với phần tranh luận. Trong phần này, ngân hàng cho rằng bị cáo Thành phải trả tiền cho 'đại gia' còn 'đại gia' thì cho rằng ngân hàng phải trả tiền cho mình.
Cho rằng việc vay mượn là mối quan hệ cho vay trả lãi cao giữa Hà Thành và các đồng sở hữu, luật sư đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Sáng nay (16/3), đại diện Viện KSND TP Hà Nội nêu quan điểm xử lý 26 bị cáo liên quan việc 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hơn 400 tỷ đồng của 3 ngân hàng và một số cá nhân.
Sau 8 ngày, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và 25 bị cáo liên quan vì có hành vi chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của ba ngân hàng cùng nhiều cá nhân, sáng 16/3, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội các bị cáo và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Ngày 16-3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo liên quan, trong đó có 17 bị cáo từng là cán bộ, nhân viên ngân hàng chuyển sang phần tranh luận...
Đại diện VKS đề nghị VietABank, NCB và PVcomBank trả lại cho ông Đặng Nghĩa Toàn 122 tỷ đồng. Đối với các số tiền liên quan đến 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành ở những ngân hàng này, đại diện VKS đề nghị giải quyết trong vụ án khác.
Trình bày phần luận tội sáng nay, đại diện VKSND TP Hà Nội đã không đề nghị rõ ràng khoản tiền 122 tỷ đồng gửi tiết kiệm của đại gia Đặng Nghĩa Toàn ngay trong vụ án hình sự 'siêu lừa' Hà Thành.
Ngày 16/3, tại phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành và 25 đồng phạm, đại diện Viện Kiểm sát đã nêu quan điểm luận tội, đồng thời để nghị 3 ngân hàng trả lại số tiền 122 tỷ đồng cho ông Đặng Nghĩa Toàn.
Ngoài mức đề nghị án tù chung thân cho chủ mưu vụ án Nguyễn Thị Hà Thành, Viện kiểm sát còn đề nghị tòa tuyên 26 bị cáo, trong đó có 17 người là cựu cán bộ ba ngân hàng NCB, PVcomBank và VietABank mức án 12 tháng tù treo đến 18 năm tù giam.
Ngày 14/3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trong phần này, các ngân hàng đề nghị HĐXX chuyển tư cách tham gia tố tụng, trong khi đó 'đại gia' thì nói về 'tâm tư' của mình.
Bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, trả lời thẩm vấn tại tòa, 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành khai: 'Tiền đó bây giờ như thế nào bị cáo không biết''.
Ngày 14-3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Hà Thành và 25 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn với các câu hỏi luật sư nêu ra.
Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử ''siêu lừa'' Hà Thành và 25 đồng phạm, đại diện Ngân hàng PVCombank đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi tư cách tham gia phiên tòa của ngân hàng, không có nghĩa vụ phải trả lại số tiền 52 tỉ đồng của ông Đặng Nghĩa Toàn.
Trong số ba ngân hàng liên quan, Việt Á (VAB) bị chiếm đoạt nhiều nhất, ngót 274 tỷ đồng. Tuy nhiên, trách nhiệm của Hội sở ngân hàng này cũng đang được đặt dấu hỏi.
Bị cáo buộc về hành vi 'Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng', 17 bị cáo là các lãnh đạo, cán bộ của 3 ngân hàng bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đưa ra xét xử vì đã giúp sức cho Nguyễn Thị Hà Thành 'rút ruột' hơn 433 tỷ đồng.
Chiều 10/3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành chủ mưu, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng tại ngân hàng N, V và P tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn.
Ngày 11/3, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo khác trong vụ chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng tại ngân hàng N, V và P tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn.
Lời khai các cựu cán bộ ngân hàng tại phiên tòa xét xử ''siêu lừa'' Nguyễn Thị Hà Thành cho thấy các bị cáo không thực hiện đúng quy trình thẩm định cấp tín dụng và giải ngân của ngân hàng.
Tại tòa, nhân viên ngân hàng khai quá trình thẩm định đã không nắm thông tin công ty sân sau của 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành dừng hoạt động, không gặp mặt người có tài sản xác nhận việc họ có đồng ý thế chấp tài sản hay không.
Trước Hội đồng xét xử, Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Jeongho Landmark cho rằng, không được hưởng lợi khi sử dụng pháp nhân và lập khống hồ sơ để đứng ra vay hộ Nguyễn Thị Hà Thành.
Do làm ăn thua lỗ, Nguyễn Thị Hà Thành đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, móc ngoặc với một số cá nhân và 17 cán bộ của 3 ngân hàng để thực hiện nhiều hành vi vay, đảo nợ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền hơn 430 tỷ đồng.
Ngày 10/3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết cùng các nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt 433 tỷ đồng tiếp diễn với phần công bố cáo trạng, sau đó sẽ chuyển sang phần thẩm vấn.
Ngày 10-3, phiên tòa xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng và hàng chục cựu cán bộ, nhân viên ngân hàng tiếp diễn với phần công bố cáo trạng truy tố (hơn 170 trang) và sau đó sẽ chuyển sang thẩm vấn.
Câu kết với nhân viên ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Hà Thành và 25 người khác phải hầu tòa, trả giá cho hành vi của mình.
Bằng nhiều thủ đoạn, cấu kết với cán bộ ngân hàng, Nguyễn Thị Hà Thành đã chiếm đoạt số tiền hàng chục tỷ đồng.
Sau nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, sáng 9/3, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Sau 3 lần HĐXX hoãn phiên tòa, ngày mai 9/3/2023, TAND TP. Hà Nội sẽ đưa vụ án Nguyễn Thị Hà Thành lừa 3 ngân hàng Pvcombank, NCB và VAB ra xét xử.
TAND TP Hà Nội dự kiến xét xử 'siêu lừa'' Nguyễn Thị Hà Thành cấu kết nhân viên ngân hàng chiếm đoạt 433 tỉ đồng ngày 9-3 tới.
Người gửi tiết kiệm đề nghị 3 ngân hàng trả lại mình 122 tỷ đồng kèm tiền lãi. Trong khi ấy, phía ngân hàng từ chối, cho rằng 'siêu lừa' Hà Thành phải trả khoản tiền này.
Sáng 26/12, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đồng phạm về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự' và 'Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng' xảy ra tại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVCombank) và Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB). Trước đó, TAND TP Hà Nội đã nhiều lần trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này.
Do vắng mặt một số luật sư và 3 người có có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Do một số bị cáo và người có quyền lợi liên quan vắng mặt nên phiên sơ thẩm xét xử 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành tiếp tục bị hoãn.
Tòa hoãn xử vụ 'siêu lừa' câu kết nhân viên ngân hàng cuỗm hơn 433 tỉ đồng vì nhiều người vắng mặt.
Do người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Đặng Nghĩa Tòa và một bị cáo đang điều trị bệnh, HĐXX quyết định cho hoãn phiên tòa.
Nguyễn Thị Hà Thành được ngân hàng xem là khách VIP nhưng đã câu kết với đồng phạm để chiếm đoạt số tiền hơn 430 tỷ đồng.
Cơ quan truy tố cáo buộc, để Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm thực hiện thành công nhiều vụ lừa đảo có sự giúp sức của nhóm cán bộ của Ngân hàng Quốc Dân (NCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank) và Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank).
TAND TP Hà Nội cho biết, đang nghiên cứu hồ sơ mở lại phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 bị cáo về các tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'; 'Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng'; 'Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự'.
Thua lỗ trong làm ăn nhưng Thành vẫn tạo dựng được lòng tin với một số tổ chức tín dụng, cá nhân và sau đó giả chữ ký của nhiều người để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng...
Dự kiến ngày 26/12 tới, TAND Hà Nội sẽ đưa bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng 25 bị cáo khác ra xét xử về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng', 'Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự'. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 15 ngày.
Sau khi tòa sơ thẩm trả hồ sơ, VKSND TP Hà Nội xác định không có căn cứ cáo buộc ông Đặng Nghĩa Toàn giúp sức cho siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành.