Theo ông Phạm Lưu Hưng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research), mức thuế 46% Mỹ dự kiến áp lên hàng Việt Nam có thể không kéo dài. Ông Hưng nhận định đây giống như 'mức trần' cho đàm phán, và các nỗ lực ngoại giao, thiện chí thương mại có thể giúp đưa thuế suất thực tế về mức thấp hơn trong tương lai.
Việc chính quyền ông Trump sắp áp thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) đối với tất cả các quốc gia đối tác, đang định hình lại thương mại toàn cầu. Theo các chuyên gia, phản ứng phối hợp là cách đối phó tốt nhất.
Ngày 25-3, theo Economic Times, Ấn Độ đã sẵn sàng cắt giảm thuế đối với hơn một nửa lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 23 tỷ USD trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại mà hai quốc gia đang đàm phán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ có 'sự linh hoạt' trong kế hoạch thuế quan 'có đi có lại' của ông, ngay cả khi ông chủ Nhà Trắng có vẻ phản đối ý tưởng đưa ra ngoại lệ cho các khoản thuế sắp tới.
Người đứng đầu công ty nghiên cứu thị trường Yardeni Research cảnh báo đợt áp thuế của Mỹ có thể là một cú sốc đối với những lĩnh vực vẫn còn xem nhẹ kế hoạch thuế quan của Tổng thống Trump.
Các quốc gia đang loay hoay tìm cách đối phó với hàng loạt biện pháp thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố. Trước đây, ông đã từng áp đặt thuế quan rộng rãi, gây ra cuộc chiến thương mại với nhiều nước.
Ngày 11/3, ông Peter Navarro, Cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ cho biết, ông Trump đã rút lại kế hoạch áp thuế 50% với nhôm và thép nhập khẩu từ Canada.
Cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ cho biết, Washington sẽ không tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm của Canada lên 50% từ ngày 12/3 như tuyên bố trước đó của ông Donald Trump.
Các tàu do Trung Quốc đóng có thể phải chịu mức phí cập cảng lên tới 1,5 triệu USD tại Mỹ, động thái mới nhất của Mỹ nhằm kiềm chế sự thống trị thương mại của Bắc Kinh.
Sẽ khó tránh khỏi tình cảnh các doanh nghiệp nội địa tiếp tục rơi vào khó khăn trong thời gian tới khi mà xung đột thương mại càng lúc càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều chờ đợi là họ nên có chiến thuật 'phòng ngự chắc', củng cố thị phần trên thị trường 'sân nhà' để không phải rời khỏi cuộc chơi khi mà mỗi tháng cả nước có hơn 33,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thành lập các cơ quan tham vấn cấp chuyên viên để thúc đẩy hợp tác song phương trong ngành đóng tàu và năng lượng, cũng như thảo luận về chương trình thuế quan mới của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump vừa hạ lệnh cho Đại diện Thương mại Mỹ khôi phục các cuộc điều tra nhằm áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Ông Trump đã chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tái điều tra nhằm áp thuế lên hàng nhập khẩu từ các nước đang đánh thuế dịch vụ số đối với các 'ông lớn' Google, Facebook...
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/2 (giờ địa phương) tuyên bố ông sẽ ký một bản ghi nhớ về việc áp thuế đối với các quốc gia đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Tổng thống Donald Trump kêu gọi áp dụng thuế quan 'có đi có lại' với các đối tác thương mại của Mỹ, nhưng liệu đây là một lời mời đàm phán hay một sự đe dọa?
Hôm thứ Năm (13/2), Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ nêu rõ kế hoạch áp thuế quan đối ứng với các quốc gia nước ngoài nhưng sẽ chưa có hiệu lực ngay lập tức.
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại 'giai đoạn 1' đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump vào năm 2020.
Bắc Kinh đang chuẩn bị đề xuất khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết vào năm 2020 dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, như một phần trong nỗ lực giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa có động thái áp thuế ngay lập tức với hàng hóa từ Trung Quốc, cũng như đình chỉ đạo luật cấm Tiktok, giới chức Trung Quốc kỳ vọng sẽ tránh được cuộc chiến thương mại mới với Mỹ.
Giới chức Trung Quốc đang tăng kỳ vọng sẽ tránh được cuộc chiến thương mới với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump chưa áp thuế ngay lập tức với hàng hóa từ Trung Quốc cũng như động thái đình chỉ thực thi đạo luật cấm TikTok ở Mỹ.
Đây là vị trí rất quan trọng trong cam kết áp thuế mới đối với hàng nhập khẩu mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.
Theo một khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế dự báo tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ áp đặt mức thuế rất cao, khoảng 40%, lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?
Chính quyền Biden đang chuẩn bị công bố các đợt tăng thuế lớn đối với công nghệ và hàng hóa năng lượng sạch của Trung Quốc, bao gồm cả xe điện, khoáng sản quan trọng và pin, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp và việc làm của Mỹ.
Lo thị trường trong nước 'ngập' thép Trung Quốc giá rẻ, chính quyền ông Biden đang muốn tăng gấp 3 thuế nhập khẩu đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc...
Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng tăng thuế sản phẩm thép và nhôm từ Trung Quốc. Đồng thời cam kết thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Chiều ngày 2/4 (theo giờ địa phương), trong thời gian tham gia Chương trình Quản lý Lãnh đạo cao cấp Việt Nam (VELP) tại Boston (Mỹ), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có cuộc trao đổi với Đại diện Thương mại Katherine Tai và gặp đại diện trí thức người Việt tiêu biểu.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong khuôn khổ chương trình công tác tại Mỹ, tháp tùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham gia các hoạt động song phương và đa phương mới đây tại thủ đô Washington, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có cuộc làm việc với bà Sarah Elleman - trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) phụ trách khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Ngày 16/2, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai yêu cầu Mexico cần có những hành động khẩn cấp và phù hợp trong việc điều tiết lượng thép và nhôm xuất khẩu sang Mỹ hiện đang tăng mạnh, đồng thời cảnh báo sẽ tái áp các sắc thuế khi cần thiết.
Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại San Francisco (Mỹ) từ ngày 11 đến 17-11. Dự kiến, lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ phát triển một bộ nguyên tắc chung nhằm thúc đẩy hợp tác mang tính bền vững và bao trùm; đồng thời đảm bảo các nền kinh tế thành viên tiếp tục thực hiện chính sách thương mại của mỗi nước.
WTO đóng vai trò là người bảo vệ tự do thương mại của thế giới, dựa trên luật lệ. Nhưng thật không may, tổ chức đa phương này đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong cùng lúc.
Từ ngày 22-23/8, phiên họp Nhóm công tác chung về mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra tại thủ đô Washington D.C.
Việt Nam luôn cố gắng ở mức cao nhất để thực hiện thỏa thuận và cam kết hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có nhiều quan điểm tương đồng trong các lĩnh vực như khoáng sản chủ chốt, đầu tư vào công nghệ sạch và công nghệ AI.
Đài KBS đưa tin ngày 30/3, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tiếp Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai tại Văn phòng Tổng thống ở quận Yongsan, thủ đô Seoul, nhân chuyến thăm của quan chức này đến Hàn Quốc.
Thỏa thuận vừa đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản bao gồm các cam kết không đánh thuế nhập khẩu lẫn nhau với các khoáng sản chủ chốt cho sản xuất pin xe điện.
Các chuyên gia cho biết chính quyền Biden đang chịu áp lực phải cấm ứng dụng TikTok, nhưng bất kỳ động thái nào như vậy đều có khả năng phụ thuộc vào việc thông qua luật mới củng cố quyền hạn của chính phủ trong việc điều chỉnh phát ngôn.
Đại diện thương mại Mỹ cho biết Washinhton quan tâm tới cân bằng cán cân thương mại hàng hóa nhập khẩu và quy định của Indonesia liên quan đến việc áp thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa vô hình.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trong chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam.
Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp liên quan đến việc Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ không cấp ưu đãi thuế cho các sản phẩm xe điện được lắp ráp bên ngoài khu vực Bắc Mỹ.
Hai bên cam kết sẽ tiếp tục tham vấn để tìm ra những giải pháp khác nhau liên quan đến các vấn đề trợ cấp thuế đối với xe điện thông qua kênh liên lạc cấp chuyên gia.
Đạo luật Giảm lạm phát được Tổng thống Mỹ ký ban hành ngày 16/8; theo đó, chỉ có ôtô điện được lắp ráp hoàn thiện tại Bắc Mỹ mới được hưởng trợ cấp từ chính phủ nước này (lên tới 7.500 USD mỗi chiếc).
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun ngày 7/9 thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí nhanh chóng khởi động những cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về biện pháp giảm thiểu thiệt hại do Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) gây ra đối với các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc.
Tốc độ 'đốt' dự trữ ngoại hối của các nền kinh tế mới nổi tăng nhanh nhất kể từ năm 2008 khi chính phủ của họ phải sử dụng nhiều đô la Mỹ và các ngoại tệ khác để trả chi phí nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm đang tăng cao cũng như để bảo vệ giá trị tiền tệ của họ trước sự trỗi dậy của đồng bạc xanh. Điều này làm gia tăng rủi ro vỡ nợ khắp các nền kinh tế dễ tổn thương nhất thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Mỹ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng bền vững
Ngày 28/4, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai đã hội đàm với Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala để thảo luận các nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19.