LTS - Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Thanh Hóa - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt', nơi căn bản của đất nước, có biển bạc, rừng vàng, trầm tích các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa đất rộng, người đông, địa thế hiểm trở, tiến có thể công, thoái có thể thủ, luôn là hậu phương vững chắc, khu vực phòng thủ chủ yếu, có nhiều đóng góp cho công cuộc 'Vệ quốc và kiến lập sơn hà'.
Ðược tác nghiệp tại một sự kiện trọng đại của đất nước không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là trọng trách lớn lao của mỗi phóng viên, nhà báo.
Với vai trò là thiết chế văn hóa quan trọng, cung cấp không gian trải nghiệm giáo dục toàn diện, các bảo tàng đã đổi mới phương thức hoạt động, đưa các sản phẩm văn hóa đến gần hơn với công chúng. Nhiều nội dung giáo dục, trải nghiệm gắn với trưng bày, tọa đàm, vừa thu hút khách tham quan, vừa khuyến khích tinh thần học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy độc lập.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đang tiếp tục mang tinh thần và dũng khí của thế hệ cha ông vào xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất từng mang đầy thương tích bởi chiến tranh...
Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa cho ra mắt trường ca 'Giao hưởng Điện Biên' nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với 21 chương thăng hoa bởi nhiều cung bậc cảm xúc dồn nén, chiêm nghiệm, kết nối, trường ca như một bộ sử thi đồ sộ tái hiện những trường đoạn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
70 năm sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, chiến trường xưa giờ đã trở thành thành phố trẻ trung, hiện đại, tựa như một viên ngọc sáng giữa núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Sự thay đổi, phát triển của Điện Biên cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử nơi đây đã làm say đắm lòng du khách trong và ngoài nước.
Trút bỏ bộ quân phục chiến trường, khi trở về với gia đình, vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp là một người cha tình cảm, hết lòng thương yêu và tôn trọng con trẻ.
Chính quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch sang 'đánh chắc, tiến chắc' tại Huổi He là dấu mốc vàng mở ra Chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu'.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng gian lao, anh dũng, kiên cường mà hào hùng của Nhân dân ta. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với những chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại; đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Báo Unidad y Lucha (Thống nhất và Đấu tranh), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhân dân Tây Ban Nha (PCPE), vừa đăng tải bài viết '70 năm sau trận Điện Biên Phủ' ca ngợi chiến công 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' của quân và dân Việt Nam. Trong bài viết, tác giả Victor Lucas nhấn mạnh: 'Ðiện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam!'.
Theo Unidad y Lucha, Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh quyết định thay đổi cục diện cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa ở Đông Dương nhằm giải phóng khỏi chế độ thực dân Pháp.
Chiến tranh đã lùi xa, trên nền chiến trường xưa Ðiện Biên Phủ năm xưa là một thành phố trẻ với vóc dáng mới, diện mạo mới bừng sáng nơi cực Tây Tổ quốc. Giữa lòng thành phố này, các di tích lịch sử vẫn được bảo tồn vẹn nguyên, những nét văn hóa tuyền thống cũng được gìn giữ.
Sáng 6/5, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà dẫn đầu đoàn đại biểu UBTƯ MTTQ Việt Nam đến dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Theo nhà báo Gaston Fiorda, chuyên gia của Đài Phát thanh Quốc gia Argentina, chiến thắng Điện Biên Phủ là một tấm gương, một mô hình mà nhiều quốc gia noi theo trên con đường giải phóng dân tộc.
Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta. Để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, luôn có sự ủng hộ, đóng góp của toàn dân. Trong đó không thể không nói đến những đóng góp của lực lượng thanh niên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi chiến trường khốc liệt.
Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Trải qua chín năm kháng chiến bền bỉ, kiên trì, vượt qua hy sinh, tổn thất, quân và dân ta đã làm nên thắng lợi Ðiện Biên Phủ, tạo nên 'thiên sử vàng' trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thắng lợi đó được bắt nguồn từ sức mạnh nội sinh của một dân tộc đã đồng cam cộng khổ, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, từng bước đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp để đi đến giành thắng lợi trận quyết chiến chiến lược.
Tối 3/5, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật - chính luận với chủ đề Bài ca Điện Biên.
Thời gian qua, tỉnh Điện Biên quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ để xứng tầm là đô thị đầu tàu và vị thế chiến thắng Điện Biên Phủ, nỗ lực phấn đấu sớm trở thành đô thị loại 2.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thành kính thắp hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, ngày 3/5/1954, Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh.