Cụm từ 'Cán bộ đi B' được dùng để chỉ những cán bộ 2 miền Nam - Bắc với tinh thần tự nguyện đã vượt Trường Sơn tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1965-1975. Nửa thế kỷ trôi qua từ sau ngày giải phóng, những bộ hồ sơ, kỷ vật trước lúc lên đường của họ được thế hệ sau tìm kiếm, trao trả lại. Ðó là cả một sự nỗ lực và làm việc cao độ của đội ngũ những người làm công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ.
Diễn viên Quốc Tuấn từng được biết đến sau thành công của bộ phim '12A và 4H, tuy nhiên cuộc sống gia đình lại đầy vất vả vì con trai từ nhỏ đã mắc bệnh hiếm gặp.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 71 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025); 84 năm ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Trí Phải Tây (huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Chỉ huy Công an, Hội đồng Ðội, Trạm Y tế xã Trí Lực tổ chức hoạt động 'Một ngày làm chiến sĩ', có hơn 100 học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, đây là kết quả đấu tranh kiên cường, là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong chiến thắng đó, một yếu tố quan trọng quyết định chính là sự dốc sức chi viện kịp thời của hậu phương lớn miền Bắc, trong đó có những đóng góp của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hưng Yên trong suốt chặng đường 21 năm từ 1954 đến 1975.Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là chiến công vang dội của một dân tộc vốn là thuộc địa, đánh thắng quân đội hiện đại của một đế quốc phương Tây. Ðây cũng là chiến thắng điển hình nhất trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống quân xâm lược nước ngoài, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, chiến thắng Ðiện Biên Phủ mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của tinh thần quật cường, bất khuất, trí thông minh, sáng tạo của Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, với những mưu đồ đã dự tính từ trước, đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm, thực hiện chính sách thực dân mới, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta.Trước tình hình đó, Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: một là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; hai là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.Chung sức cùng đồng bào miền Nam kháng chiến chống Mỹ, Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Hưng Yên đồng lòng quyết tâm xây dựng hậu phương Hưng Yên vững chắc, sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến miền Nam.Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất, củng cố hậu phương, từng bước phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi nạn đói, rét, ổn định đời sống Nhân dânSau khi thực dân Pháp rút khỏi tỉnh Hưng Yên, tình hình chính trị - xã hội ở
Trong số các nữ quân nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ở Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên có Ðại úy quân nhân chuyên nghiệp Trương Thị Thủy đã hai lần xung phong thực hiện nhiệm vụ.
Những ngày này, trái ngược hẳn với không khí nhộn nhịp đi lại của người dân mua sắm Tết, tại các máy ATM rút tiền tự động vắng hẳn tình cảnh người dân đứng xếp hàng chờ giao dịch. Ðiều này phần nào cho thấy, thói quen rút tiền mặt để chi tiêu của người dân mỗi dịp Tết đến Xuân về đã có sự thay đổi.
Tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh vừa diễn ra lễ khánh thành Nhà văn hóa Khóm 3 và khuôn viên 'Bầu trời mơ ước'.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa đất rộng, người đông, luôn là hậu phương vững chắc, khu vực phòng thủ quan trọng, đóng góp lớn cho công cuộc 'Vệ quốc và kiến lập sơn hà'. Ra đời và trưởng thành trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong các cuộc chiến tranh vì tiền đồ tươi sáng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang (LLVT) Thanh Hóa đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
Phân loại rác thải tại nguồn là một trong những hành động bước đầu, cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường. Với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế, xã hội, rác thải được sinh ra nhiều hơn vì vậy việc phân loại và tái chế rác càng trở nên cấp thiết.
Nguyễn Hà Huyền Trân là nữ sinh năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, ấn tượng với người đối diện bằng nụ cười tươi và lúc nào cũng năng lượng. Năm vừa qua, Huyền Trân đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm học tập 3.74/4.0 và điểm rèn luyện gần như tuyệt đối trên thang 100.
Để nông sản trở thành sản phẩm hàng hóa, vươn ra thị trường là việc làm không hề dễ đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. 'Việc khó' này đang được tỉnh Điện Biên nỗ lực triển khai thông qua việc xây dựng, mở rộng các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới.
Ðiện Biên có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống như: Lúa gạo, chè, cà phê, mắc ca; mật ong, miến dong, chí chọp; hàng thổ cẩm, thịt, cá sấy... Xác định lợi thế riêng có, ngành Nông nghiệp tỉnh đã và đang tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phục hồi các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để đưa các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh ra thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, huyện Mường Ảng đã quan tâm phát triển giao thông nông thôn, coi đây là động lực, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Nhờ đó, mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng, cứng hóa ngày càng nhiều, diện mạo nông thôn vùng cao ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, hủy hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.
Sau thất bại tại chiến trường Ðiện Biên Phủ, ngày 20-7-1954 thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, quân và dân Hà Nội đã chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản Thủ đô.
Sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, lớp lớp thanh niên Hà Nội tình nguyện xung phong lên Ðiện Biên xây dựng kinh tế miền núi. Họ đã cống hiến hết mình, hi sinh và gắn bó với mảnh đất Ðiện Biên như quê hương thứ hai.
Trải qua hơn 5 thập kỷ kết nghĩa, tình cảm giữa tỉnh Lai Châu (nay là Ðiện Biên, Lai Châu) và Hà Nội ngày càng gắn bó, keo sơn và luôn được các thế hệ đi sau vun đắp. Những hoạt động nghĩa tình, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đã củng cố niềm tin, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Thủ đô Hà Nội và tỉnh Ðiện Biên - hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, Ðiện Biên - Hà Nội tăng cường hợp tác dần hình thành một chuỗi liên kết du lịch bền vững, mở ra nhiều cơ hội mới.
Hội thảo 'Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu' là sự kiện có nhiều ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ðây là dịp để chúng ta nhìn lại, khẳng định tầm vóc và giá trị của những dấu mốc quan trọng và đúc rút những bài học kinh nghiệm trong tiến trình lịch sử của Thủ đô Hà Nội 70 năm qua; hướng tới những tầm nhìn mới, khát vọng mới, xây dựng Thủ đô bản sắc, hiện đại và hội nhập, cùng cả nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
'Văn hóa còn thì dân tộc còn và ngược lại, văn hóa mất thì dân tộc mất' bởi văn hóa chính là hồn cốt tinh thần của dân tộc. Ðó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị toàn quốc về văn hóa tháng 11/2021. Nhiệm vụ chăm lo, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa dân tộc cần được mỗi người Việt Nam tham gia thực hiện, bảo vệ sự đa dạng của văn hóa, truyền thống của dân tộc, các vùng miền.
Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hóa dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan tỏa, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.
Cuộc sống trên quê hương cách mạng Mường Phăng (TP. Ðiện Biên Phủ) đã có nhiều đổi khác sau 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Thế nhưng có một điều chưa bao giờ thay đổi trong suốt những tháng năm qua, đó là tình cảm của người dân nơi đây đối với Tổng Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, vị Ðại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh của Người đã, đang và sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người dân nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa…
Tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, người Ðiện Biên nói chung, Mường Phăng nói riêng luôn tự hào vì có khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Nơi đây là địa danh gắn liền với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Bởi thế, sau 70 năm, bên cạnh việc bảo tồn, gìn giữ, các cấp, ngành và cả người dân nơi đây đang cố gắng phát huy giá trị di tích đặc biệt này để phát triển du lịch, đưa Mường Phăng trở thành 'địa chỉ đỏ' trong mỗi cuộc hành hương về với cội nguồn của lịch sử, của chiến thắng vẻ vang năm xưa.
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á sinh năm 1968, sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Ðịnh (TP Hồ Chí Minh), hội viên xuất sắc Hội NSNA Việt Nam (E.VAPA).
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip, video về văn hóa, lịch sử lồng ghép âm nhạc Việt Nam, hoặc chèn những câu nói của các danh nhân, nhà văn hóa lớn, nhà lãnh đạo mẫu mực... thu hút sự hưởng ứng, tương tác mạnh mẽ của giới trẻ.
Thời gian qua, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình luôn quan tâm công tác thư viện, theo đó, tổ chức nhiều hoạt động hướng đến phát triển văn hóa đọc.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, những năm qua, thành phố Điện Biên Phủ luôn chú trọng quan tâm đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Hiện nay, thành phố đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí của đô thị trung tâm, góp phần tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn.
LTS - Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Thanh Hóa - vùng đất 'địa linh, nhân kiệt', nơi căn bản của đất nước, có biển bạc, rừng vàng, trầm tích các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa đất rộng, người đông, địa thế hiểm trở, tiến có thể công, thoái có thể thủ, luôn là hậu phương vững chắc, khu vực phòng thủ chủ yếu, có nhiều đóng góp cho công cuộc 'Vệ quốc và kiến lập sơn hà'.
Ðược tác nghiệp tại một sự kiện trọng đại của đất nước không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là trọng trách lớn lao của mỗi phóng viên, nhà báo.
Với vai trò là thiết chế văn hóa quan trọng, cung cấp không gian trải nghiệm giáo dục toàn diện, các bảo tàng đã đổi mới phương thức hoạt động, đưa các sản phẩm văn hóa đến gần hơn với công chúng. Nhiều nội dung giáo dục, trải nghiệm gắn với trưng bày, tọa đàm, vừa thu hút khách tham quan, vừa khuyến khích tinh thần học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy độc lập.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đang tiếp tục mang tinh thần và dũng khí của thế hệ cha ông vào xây dựng cuộc sống ấm no trên mảnh đất từng mang đầy thương tích bởi chiến tranh...
Nhà thơ Hữu Thỉnh vừa cho ra mắt trường ca 'Giao hưởng Điện Biên' nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với 21 chương thăng hoa bởi nhiều cung bậc cảm xúc dồn nén, chiêm nghiệm, kết nối, trường ca như một bộ sử thi đồ sộ tái hiện những trường đoạn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
70 năm sau Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, chiến trường xưa giờ đã trở thành thành phố trẻ trung, hiện đại, tựa như một viên ngọc sáng giữa núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Sự thay đổi, phát triển của Điện Biên cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử nơi đây đã làm say đắm lòng du khách trong và ngoài nước.