Ông Ðinh Anh Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, cho biết: Tỉnh nhận 465 bộ hồ sơ cán bộ 'đi B' từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, 2 lần tổ chức trao lại gần 40 hồ sơ, hiện vật. Những buổi lễ trang trọng ấy không chỉ là sự kiện trao trả kỷ vật mà còn là những cuộc hội ngộ của ký ức, tiếp thêm niềm tin và hy vọng cho hành trình đi tìm dấu vết người thân, kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).
Giữa dòng Tiền Giang hiền hòa, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đóa sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.
Với hơn 240 triệu người Hồi giáo, khu vực ASEAN đang là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm Halal, nhất là trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm chế biến. Đây cũng được coi là 'cửa ngõ' quan trọng để nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng Halal quốc tế.
Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.
Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.
Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng biên giới khu vực Tây Nam Bộ, nơi từng chịu nhiều biến động lịch sử, nay đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành phên dậu vững vàng, giàu đẹp của Tổ quốc. Biên giới không chỉ là những đường ranh trên bản đồ, mà còn là tình đất, tình người, là thế trận lòng dân vững chắc. Khu vực ven biển, từ Bến Tre, Cà Mau... đến Kiên Giang, những 'cột mốc sống' - ngư dân ngày đêm bám biển cùng lực lượng chức năng giữ vững chủ quyền. Trên bộ, từ An Giang, Ðồng Tháp đến Kiên Giang, những cung đường mới mở, những cây cầu bắc qua sông biên giới, những khu kinh tế cửa khẩu sôi động... cho thấy một Tây Nam Bộ đang bứt phá, vươn lên bằng chính nội lực, tiềm năng.
Phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới, đảng viên bộ đội biên phòng vừa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ biên cương, vừa trực tiếp hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống. Với trách nhiệm của một đảng viên, những người lính biên phòng đã giúp nhân dân vùng biên giới Tây Nam giáp nước bạn Campuchia nhận thức rõ hơn về quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc...
Cuối năm 2016, các nhà vườn, chủ ruộng ở tỉnh Ðồng Tháp chính thức đưa loại hình du lịch nông nghiệp vào phục vụ du khách. Từ đây, vùng đất sen hồng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách tìm đến.
Mỗi dịp 'Tháng Thanh niên' hằng năm, các cấp Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cũng như hội viên, thanh niên cả nước lại sôi nổi thi đua làm nên những công trình tham gia phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở các địa bàn giáp biên giới.
Theo dự báo từ nay đến giữa tháng 4 do ảnh hưởng của các kỳ triều cường cho nên khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện nhiều đợt cao điểm xâm nhập mặn. Ở vùng cửa sông Cửu Long và các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nếu không chủ động ứng phó sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề trồng quýt của gia đình, chị Phan Thị Bích Liên (34 tuổi) đã tạm gác 3 bằng đại học và công việc ổn định tại TP Hồ Chí Minh để về Đồng Tháp trồng quýt và kết hợp làm du lịch.
Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án 'Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.
Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, diện mạo đô thị TP Cà Mau như càng đẹp hơn với điểm nhấn chợ hoa xuân muôn sắc rực rỡ, được bố trí dọc tuyến đường Phan Ngọc Hiển, Ðinh Tiên Hoàng, Phường 9.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 140/QÐ-TTg ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ðây là quy hoạch mang tầm chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế biển phát triển.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, một số mô hình thí điểm trồng lúa giảm phát thải được ghi nhận đạt kết quả tích cực như: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính mà vẫn tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, các địa phương đều mong muốn nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn nhiều thách thức đòi hỏi việc mở rộng diện tích phải được tính toán cẩn trọng, không nôn nóng, không theo phong trào.
Đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 42,71% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó này, có khoảng 2,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.
Ở Ðồng Tháp, thành phố Sa Ðéc là địa phương điển hình về phát triển đảng viên trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò quan trọng của tổ chức đảng, đảng viên. Có tổ chức đảng sẽ tốt hơn nhiều, đó là sự đoàn kết và kỷ luật từ chi bộ sẽ lan tỏa trong doanh nghiệp, từ đó năng suất làm việc của doanh nghiệp cao hơn.