SPAC - Con đường ngắn nhất đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán Mỹ?

Việc sáp nhập với SPAC sẽ cho phép một công ty vừa trở thành doanh nghiệp đại chúng. Nó vừa có thể huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường.

Sự kiện nhà sản xuất xe điện VinFast ra mắt trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq Global Select Market, trở thành công ty niêm yết đại chúng với giá trị vốn hóa hơn 23 tỷ USD mới đây trở thành tin tức bùng nổ ở trong nước.

Trước đó, thông tin VinFast chuẩn bị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ bắt đầu được dư luận quan tâm từ giữa năm 2021. Sau đó, VinFast xác nhận rằng sẽ thực hiện sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).

Đây là giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng nhằm hiện thực hóa mong muốn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ mà không cần thông qua quy trình truyền thống.

VinFast Auto Pte. Ltd. (VinFast) và Black Spade Acquisition Co (NYSE: BSAQ) (Black Spade) công bố hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh đã được thông báo trước đó.

VinFast Auto Pte. Ltd. (VinFast) và Black Spade Acquisition Co (NYSE: BSAQ) (Black Spade) công bố hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh đã được thông báo trước đó.

SPAC là một công ty “vỏ bọc” được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với mục đích mua lại một công ty tư nhân, giúp các doanh nghiệp có thể niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn như Nasdaq.

Đối tác được VinFast chọn lựa là Black Spade để làm “bàn đạp” cho kế hoạch IPO tại Mỹ. Công ty này được tài trợ bởi Black Spade Capital, hiện đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới.

Việc VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq thông qua SPAC nhằm mở đường cho mục tiêu IPO ở Mỹ, liệu có thể sẽ trở thành thương vụ thành công trong tương lai hay không? Và liệu đây có phải phương thức của các doanh nghiệp có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ?

Có thể thấy SPAC được hiểu là một hình thức gọi vốn và niêm yết cho các công ty muốn được niêm yết trên sàn.

Một số lợi thế của việc sáp nhập với SPAC đó là:

- Tiết kiệm chi phí và có được mức giá tốt hơn IPO truyền thống

- Hạn chế được việc công bố thông tin cũng như không cần những quy định phức tạp.

- Việc sáp nhập với SPAC sẽ cho phép một công ty vừa trở thành doanh nghiệp đại chúng. Nó vừa có thể huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường. Do thông thường một vụ SPAC thâu tóm công ty có thể hoàn tất trong vòng chỉ vài tháng, thay vì một quy trình có thể kéo dài lên tới 6 tháng để đăng ký IPO với ủy ban chứng khoán.

- Sáp nhập SPAC là một cách niêm yết cửa sau cho các công ty start-up.

- Quy trình thẩm định của SPAC thường không nghiêm ngặt như của một vụ IPO được thực hiện theo cách truyền thống.

Ngoài những lợi thế này thì quá trình sáp nhập SPAC cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, chẳng hạn như:

Những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối.

Do không cần trải qua những quy định về thẩm định nên nhiều trường hợp mức lãi suất sẽ không cao. Chẳng hạn như: công ty tư vấn Renaissance Capital đã khẳng định rằng lợi nhuận bình quân từ các vụ sáp nhập SPAC trong thời gian 5 năm từ 2015-2020 thì thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân mà nhà đầu tư thu được từ các vụ IPO trong cùng khoảng thời gian

Doanh nghiệp SPAC được định giá như thế nào?Các ngân hàng muốn tìm cách định giá cổ phiếu với các nhà đầu tư (hoặc tổ chức) có tìm hiểu và tham khảo trước khi IPO và nhận đấu thầu với giá mỗi cổ phiếu cũng như số lượng cổ phiếu mà các tổ chức sẽ sẵn sàng mua. Vậy nên việc này giúp nhà đầu tư xác định giá mỗi cổ phiếu mà một công ty sẽ ra mắt trên thị trường đại chúng.

Do việc SPAC mua lại công ty mục tiêu xảy ra sau khi IPO và cổ phiếu của SPAC đã có trên thị trường mở, nên sẽ không có sổ sách nào được xây dựng dựa trên tình hình tài chính của công ty mục tiêu. Trong trường hợp thị trường mở xác định rằng giá phải trả cho một công ty mục tiêu là quá cao thì giá cổ phiếu SPAC có thể giảm xuống.

Số tiền kiếm được với sự trợ giúp của SPAC ngày càng tăng. Ngay cả một số tên tuổi cũng chọn SPAC thay vì IPO. Có một số lý do khá tốt khiến SPAC trở nên phổ biến:

- Tính thanh khoản: Cổ phiếu SPAC có thể được bán nhanh chóng thông qua thị trường công khai.

- Cổ phiếu SPAC được được giao dịch công khai và mở cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đảm bảo quyền truy cập vào các khoản đầu tư mới.

- Giảm chi phí: SPAC phải chịu ít chi phí hơn so với IPO.

- Tốc độ: Một đợt IPO kéo dài gấp đôi (hoặc đôi khi gấp ba, bốn lần).

- Bắt cá cược: Các công ty lớn thích nhận vốn đầu tư mạo hiểm và thị trường SPAC mang đến cho họ một cơ hội tuyệt vời để làm điều đó./.

An Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/spac-con-duong-ngan-nhat-dua-doanh-nghiep-len-san-chung-khoan-my/303348.html