Phòng đại yến ở Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh.
Ý nghĩa của bức tranh được thể hiện qua hai câu thơ chữ Hán "Cẩm tú sơn hà, thái bình thảo mộc", nghĩa là Non sông gấm vóc, cỏ cây thái bình.
Phòng khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau, là nơi đặt bộ ngà voi lớn bậc nhất Việt Nam. Những chiếc ghế trong phòng đầu tiên tiên được chế tác rất kỳ công.
Phòng bên cạnh bài trí đơn giản hơn, có hai tủ sơn mài "Mai Lan", "Cúc Trúc" do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện năm 1966.
Cận cảnh chiếc tủ "Cúc Trúc".
Phòng khách của Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ treo hai bức tranh sơn mài của họa sĩ Thái Văn Ngôn vẽ năm 1966.
Bên trái là bức vẽ cảnh dạo chơi của vua Trần Nhân Tông dựa theo điển tích gặp người hành khất đói rách, vua cởi áo khoác của mình ban cho người này.
Bên phải là bức tranh vẽ Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
Phòng trình quốc thư là căn phòng rực rỡ bậc nhất Dinh Độc Lập với nội thất do hoa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện theo phong cách Nhật bằng kỹ thuật sơn mài độc đáo.
Tâm điểm của căn phòng là bức tranh "Bình Ngô đại cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại.
Bức tranh miêu tả cảnh sống thanh bình của người dân Việt Nam vào thế kỷ 15, trung tâm là hình ảnh vua Lê Lợi trong cuối lễ tuyên bố chiến thắng quân Minh.
Phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là nơi treo bức tranh Cầu Tri Thủy ở quê hương ông Thiệu do họa sĩ Phạm Cơ vẽ bằng sơn dầu trên vải năm 1966.
Căn phòng này còn có bức tranh thêu trên nền nhung hình cây tùng và chim hạc, biểu tượng của sự trường tồn. Đây là quà tặng của Đại tướng Hàn Quốc Mul hien The năm 1971.
Đại sảnh tầng hai là nơi đặt tấm thảm rồng khổng lồ sản xuất tại Hồng Kông năm 1973.
Một số chiếc bình gốm được bày trong Dinh Độc Lập.
Quốc Lê