Quốc bảo để dành của Liên Xô, đem ra thực chiến lại vô dụng

Được mệnh danh là chiếc xe tăng mang tính cách mạng trong thiết kế của Liên Xô thời bấy giờ, T-64 mang trên mình cả những công nghệ đi trước thời đại.

Trong lịch sử phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, có một dòng xe tăng không bao giờ được xuất khẩu dù nó được đánh giá là tốt hơn thế hệ T-54/55/62 và thậm chí là cả T-72.

Đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-64, loại xe tăng mang tính cách mạng trong thiết kế xe tăng của Liên Xô và thế giới. Các công nghệ áp dụng trên T-64 hiện đã và đang phổ biến trên toàn thế giới, kể cả trên thế hệ xe tăng T-14 Armata mới nhất hiện nay.

Đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-64, loại xe tăng mang tính cách mạng trong thiết kế xe tăng của Liên Xô và thế giới. Các công nghệ áp dụng trên T-64 hiện đã và đang phổ biến trên toàn thế giới, kể cả trên thế hệ xe tăng T-14 Armata mới nhất hiện nay.

Tuy nhiên, khác với sự phổ biến của T-54/55/62/72, xe tăng T-64 không được Liên Xô bán ra nước ngoài hay viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù vào thời điểm nó ra đời, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc xung đột, mà điển hình là cuộc chiến ở Việt Nam.

Tuy nhiên, khác với sự phổ biến của T-54/55/62/72, xe tăng T-64 không được Liên Xô bán ra nước ngoài hay viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù vào thời điểm nó ra đời, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc xung đột, mà điển hình là cuộc chiến ở Việt Nam.

Chương trình phát triển T-64 bắt đầu ngay từ giữa những năm 1950 với việc chương trình Object 430 tạo ra loại xe tăng T-54 vượt trội, đáp ứng cuộc chiến chống lại xe tăng phương Tây lúc bấy giờ. Sau nhiều lần cải tiến, nghiên cứu và thử nghiệm, đến năm 1966, xe tăng T-64 mới được các nhà lãnh đạo Liên Xô chấp nhận.

Chương trình phát triển T-64 bắt đầu ngay từ giữa những năm 1950 với việc chương trình Object 430 tạo ra loại xe tăng T-54 vượt trội, đáp ứng cuộc chiến chống lại xe tăng phương Tây lúc bấy giờ. Sau nhiều lần cải tiến, nghiên cứu và thử nghiệm, đến năm 1966, xe tăng T-64 mới được các nhà lãnh đạo Liên Xô chấp nhận.

T-64 là xe tăng đầu tiên của Liên Xô có bộ nạp đạn tự động cơ khí, bộ áo giáp composite, được xếp lớp gốm và thép lại với nhau mang lại khả năng chống đạn vượt trội. Lớp giáp bảo vệ có độ dày lên đến 450mm, bánh xe đường kính nhỏ bằng thép hoàn toàn nhẹ. Mặc dù được trang bị vũ khí và bọc thép như xe tăng hạng nặng, nhưng T-64 chỉ nặng 38 tấn.

T-64 là xe tăng đầu tiên của Liên Xô có bộ nạp đạn tự động cơ khí, bộ áo giáp composite, được xếp lớp gốm và thép lại với nhau mang lại khả năng chống đạn vượt trội. Lớp giáp bảo vệ có độ dày lên đến 450mm, bánh xe đường kính nhỏ bằng thép hoàn toàn nhẹ. Mặc dù được trang bị vũ khí và bọc thép như xe tăng hạng nặng, nhưng T-64 chỉ nặng 38 tấn.

Phiên bản sản xuất ban đầu của T-64 được trang bị pháo 115 mm giống như xe tăng T-62, nhưng được trang bị bộ nạp đạn tự động, các phiên bản sau này được trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7mm NSVT để chống lại các mối đe dọa từ máy bay bay thấp. Bảo vệ NBC tiêu chuẩn đã được cung cấp cho phi hành đoàn cũng như hệ thống chữa cháy.

Phiên bản sản xuất ban đầu của T-64 được trang bị pháo 115 mm giống như xe tăng T-62, nhưng được trang bị bộ nạp đạn tự động, các phiên bản sau này được trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7mm NSVT để chống lại các mối đe dọa từ máy bay bay thấp. Bảo vệ NBC tiêu chuẩn đã được cung cấp cho phi hành đoàn cũng như hệ thống chữa cháy.

T-64 được trang bị động cơ diesel đối lập 4TPD, động cơ 5TD và 5TDF, sức mạnh 700 mã lực. Tốc độ tối đa có thể lên tới 60km/h, phạm vi hoạt động 500km và có thể lên tới 700km. Xe tăng T-64 được lắp bộ phụ kiện lội nước sâu, có thể vượt chướng ngại vật nước sâu tới 5m.

T-64 được trang bị động cơ diesel đối lập 4TPD, động cơ 5TD và 5TDF, sức mạnh 700 mã lực. Tốc độ tối đa có thể lên tới 60km/h, phạm vi hoạt động 500km và có thể lên tới 700km. Xe tăng T-64 được lắp bộ phụ kiện lội nước sâu, có thể vượt chướng ngại vật nước sâu tới 5m.

Tuy T-64 là dòng xe tăng tiên tiến nhất lúc bấy giờ, nhưng nó quá đắt để sản xuất và bảo trì. Chiếc đầu tiên vận hành vào năm 1970, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987 cho tất cả các phiên bản. Tổng sản lượng đã đạt gần 13.000 xe. Hiện tại, rất ít quốc gia hoặc khu vực sử dụng T-64, nhưng hiện nay những chiếc xe này đang được đại tu và hiện đại hóa ở Ukraine.

Tuy T-64 là dòng xe tăng tiên tiến nhất lúc bấy giờ, nhưng nó quá đắt để sản xuất và bảo trì. Chiếc đầu tiên vận hành vào năm 1970, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987 cho tất cả các phiên bản. Tổng sản lượng đã đạt gần 13.000 xe. Hiện tại, rất ít quốc gia hoặc khu vực sử dụng T-64, nhưng hiện nay những chiếc xe này đang được đại tu và hiện đại hóa ở Ukraine.

Xe tăng T-64 trở thành niềm mơ ước của mọi quốc gia trên thế giới, ngay cả các nước NATO trong những năm 1960, cũng không có loại xe tăng nào mạnh như T-64. Tuy nhiên, việc sở hữu những công nghệ tiên tiến là một trong những nguyên nhân khiến T-64 không thể xuất khẩu được. Liên Xô không muốn một chiếc xe tăng hiện đại như T-64 rơi vào tay thế giới phương Tây.

Xe tăng T-64 trở thành niềm mơ ước của mọi quốc gia trên thế giới, ngay cả các nước NATO trong những năm 1960, cũng không có loại xe tăng nào mạnh như T-64. Tuy nhiên, việc sở hữu những công nghệ tiên tiến là một trong những nguyên nhân khiến T-64 không thể xuất khẩu được. Liên Xô không muốn một chiếc xe tăng hiện đại như T-64 rơi vào tay thế giới phương Tây.

Ngoài ra, chi phí sản xuất cao dẫn đến đơn giá đắt khủng khiếp khiến xe tăng T-64 không những không được xuất khẩu mà còn không được trang bị rộng rãi cho Hồng quân Liên Xô. Nó gần như chỉ được trang bị cho đơn vị bộ binh cơ giới tinh nhuệ đánh chiếm khu vực xung yếu của Liên Xô và các khối Warszawa như Đông Đức và Hungary.

Ngoài ra, chi phí sản xuất cao dẫn đến đơn giá đắt khủng khiếp khiến xe tăng T-64 không những không được xuất khẩu mà còn không được trang bị rộng rãi cho Hồng quân Liên Xô. Nó gần như chỉ được trang bị cho đơn vị bộ binh cơ giới tinh nhuệ đánh chiếm khu vực xung yếu của Liên Xô và các khối Warszawa như Đông Đức và Hungary.

Sau khi Liên Xô tan rã, xe tăng T-64 được chia cho các nước cộng hòa. Hai nước được nhiều nhất là Liên bang Nga, với 4.000 chiếc và Ukraine 2.345 chiếc. Năm 2014, Cộng hòa Dân chủ Congo trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô sở hữu xe tăng T-64 sau hợp đồng với Ukraine.

Sau khi Liên Xô tan rã, xe tăng T-64 được chia cho các nước cộng hòa. Hai nước được nhiều nhất là Liên bang Nga, với 4.000 chiếc và Ukraine 2.345 chiếc. Năm 2014, Cộng hòa Dân chủ Congo trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô sở hữu xe tăng T-64 sau hợp đồng với Ukraine.

Vì chưa từng được xuất khẩu nên T-64 không có cơ hội tham chiến. Cuộc chiến duy nhất mà nó tham gia là cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.

Vì chưa từng được xuất khẩu nên T-64 không có cơ hội tham chiến. Cuộc chiến duy nhất mà nó tham gia là cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.

Ở đó, T-64 trở thành nỗi thất vọng ghê gớm, nhiều xe tăng T-64 bị phá hủy, thậm chí mất cả tháp pháo sau khi trúng đạn. Đây thực sự là một dấu hỏi lớn với một chiếc xe tăng có giáp composite mang tính cách mạng này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ở đó, T-64 trở thành nỗi thất vọng ghê gớm, nhiều xe tăng T-64 bị phá hủy, thậm chí mất cả tháp pháo sau khi trúng đạn. Đây thực sự là một dấu hỏi lớn với một chiếc xe tăng có giáp composite mang tính cách mạng này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quoc-bao-de-danh-cua-lien-xo-dem-ra-thuc-chien-lai-vo-dung-1654251.html