Quảng Bình: cận cảnh vẻ đẹp đình làng hàng trăm năm tuổi

Trải qua bao biến đổi thăng trầm, đình Lý Hòa vẫn hiện hữu giữa làng quê như một chứng tích lịch sử sinh động, lưu giữ nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân miền biển.

Đình Lý Hòa (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) tọa lạc trên một vùng đất cao giữa làng, có địa thế đẹp, thoáng mát. Cách quốc lộ 1A về phía Đông Bắc chừng 1km, đình hướng về phía Nam, trước mặt là con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển.

Đình Lý Hòa (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) tọa lạc trên một vùng đất cao giữa làng, có địa thế đẹp, thoáng mát. Cách quốc lộ 1A về phía Đông Bắc chừng 1km, đình hướng về phía Nam, trước mặt là con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển.

Theo tài liệu ghi chép lại, đình Lý Hòa được xây dựng vào năm 1737, nằm ở trung tâm của làng (thuộc thôn Thượng Hòa), do người dân trong vùng cùng nhau góp công, của xây dựng nên.

Theo tài liệu ghi chép lại, đình Lý Hòa được xây dựng vào năm 1737, nằm ở trung tâm của làng (thuộc thôn Thượng Hòa), do người dân trong vùng cùng nhau góp công, của xây dựng nên.

Thuở sơ khai, đình chỉ có 4 trụ bằng lim, hàng năm khi tế lễ Nhân dân mới dựng lên lợp tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống xếp lại. Vị thần được thờ trong đình là “Cương khẩu Đại vương”.

Thuở sơ khai, đình chỉ có 4 trụ bằng lim, hàng năm khi tế lễ Nhân dân mới dựng lên lợp tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống xếp lại. Vị thần được thờ trong đình là “Cương khẩu Đại vương”.

Năm 1804 - 1808 khi Hội đồng hương Lý Hòa vững mạnh, Nhân dân đã quyên góp để làm mái đình bằng ngói vảy, sau đó dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây thêm phần ngoài.

Năm 1804 - 1808 khi Hội đồng hương Lý Hòa vững mạnh, Nhân dân đã quyên góp để làm mái đình bằng ngói vảy, sau đó dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây thêm phần ngoài.

Theo phần phả để lại thì trong cùng “tứ trụ” gồm 4 vị thần là Thiên Yana, Hạnh Tiểu Nương và hai nàng công chúa con Thiên Yana (dân gọi là tứ vị đại càn). Đình giữa thờ thành hoàng và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng. Ngoài cùng thờ thập nhị gia tiên có sắc bằng của vua.

Theo phần phả để lại thì trong cùng “tứ trụ” gồm 4 vị thần là Thiên Yana, Hạnh Tiểu Nương và hai nàng công chúa con Thiên Yana (dân gọi là tứ vị đại càn). Đình giữa thờ thành hoàng và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng. Ngoài cùng thờ thập nhị gia tiên có sắc bằng của vua.

Cụ Nguyễn Văn A (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch) người trông coi đình Lý hòa cho biết, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đình đã bị phá hủy nhiều hạng mục, chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Sau nhiều năm, được sự hỗ trợ của Nhà nước, con cháu trong làng góp công, của tôn tạo, xây dựng lại đình trên nền móng cũ.

Cụ Nguyễn Văn A (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch) người trông coi đình Lý hòa cho biết, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đình đã bị phá hủy nhiều hạng mục, chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Sau nhiều năm, được sự hỗ trợ của Nhà nước, con cháu trong làng góp công, của tôn tạo, xây dựng lại đình trên nền móng cũ.

Đình Lý Hòa là công trình mang phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Về những họa tiết trang trí của đình được thể hiện rất công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét.

Đình Lý Hòa là công trình mang phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Về những họa tiết trang trí của đình được thể hiện rất công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét.

Ngoài việc thờ các vị tổ khai cơ làng, nghề nghiệp cho con cháu và thờ tự các danh khoa danh giá của làng, đình Lý Hòa còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.

Ngoài việc thờ các vị tổ khai cơ làng, nghề nghiệp cho con cháu và thờ tự các danh khoa danh giá của làng, đình Lý Hòa còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.

Đến nay, đình trở thành trung tâm chính trị, xã hội của cộng đồng, nơi các thế hệ con cháu tìm hiểu thêm quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương.

Đến nay, đình trở thành trung tâm chính trị, xã hội của cộng đồng, nơi các thế hệ con cháu tìm hiểu thêm quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển cho biết, đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, là nơi thờ tự các vị tổ có công khai sáng làng và các nghề đặc trưng của cư dân miền biển. Mặt khác, đình còn là công trình mang biểu tượng lịch sử văn hóa, nơi giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học, tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển cho biết, đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, là nơi thờ tự các vị tổ có công khai sáng làng và các nghề đặc trưng của cư dân miền biển. Mặt khác, đình còn là công trình mang biểu tượng lịch sử văn hóa, nơi giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học, tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bùi Biền

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/quang-binh-can-canh-ve-dep-dinh-lang-hang-tram-nam-tuoi.html