Phủ Lý: Hơn 300 lượt ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, đóng góp ý kiến trực tiếp bằng văn bản, gửi ý kiến đóng góp thông qua hệ thống thư điện tử…trên địa bàn 21 xã, phường của thành phố Phủ Lý, đến ngày 8/3/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thành phố đã tổng hợp thu được trên 300 lượt ý kiến của các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi) năm 2023.

Thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, đóng góp ý kiến trực tiếp bằng văn bản, gửi ý kiến đóng góp thông qua hệ thống thư điện tử…trên địa bàn 21 xã, phường của thành phố Phủ Lý, đến ngày 8/3/2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố thành phố đã tổng hợp thu được trên 300 lượt ý kiến của các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi) năm 2023.

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 phường Châu Sơn.

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 phường Châu Sơn.

Thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố Phủ Lý và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023, đến ngày 8/3, toàn thành phố đã có 17/21 xã, phường tổ chức xong hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023. 4/21 đơn vị cấp xã tổng hợp kết quả lấy ý kiến của các khu dân cư. 21/21 Ủy ban MTTQ xã, phường đã phối hợp triển khai lấy ý kiến Nhân dân đến 143/143 Ban Công tác mặt trận ở khu dân cư.

Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến các tầng lớp nhân dân được thực hiện liên tục, thường xuyên với hơn 700 lượt trên hệ thống truyền thanh thành phố, xã, phường. UBMTTQ thành phố đã thu về trên 300 ý kiến của các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật mới.

Việc tổ chức lấy ý kiến được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam.

Một đại diện Hội Cựu Chiến binh phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý phát biểu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023.

Một đại diện Hội Cựu Chiến binh phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý phát biểu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023.

Các ý kiến tham gia đóng góp và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của các tầng lớp nhân dân thành phố tập trung vào các nội dung: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phát triển quỹ đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; Cơ chế, chính sách, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; Hộ gia đình sử dụng đất.

Theo ông Đỗ Quốc Hoàn, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Phủ Lý, sau khi Ban Thường trực UBMTTQ thành phố ban hành Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023, UBMTTQ các cấp cùng với các tổ chức thành viên của Mặt trận, các Ủy viên Ủy ban Mặt trận thành phố đã triển khai thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo luật thông qua nhiều hình thức. Tùy điều kiện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt thường kỳ. Mục đích chính của hoạt động này là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp và toàn dân đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và thi hành Luật Đất đai. Sau đúng một tháng triển khai thực hiện kế hoạch này, UBMTTQ thành phố đã thu nhận được trên 300 ý kiến đóng góp có chất lượng vào Dự thảo luật mới.

Theo dõi một số hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân tại địa bàn thành phố Phủ Lý cho thấy, người dân thành phố đã thể hiện trách nhiệm cao trong việc nghiên cứu Dự thảo luật mới, đối chiếu với tình hình thực tế của địa phương hiện nay, nhiều người đã kỳ công chắp bút viết lên những ý kiến đóng góp của mình cho nội dung được sửa đổi mới.

Tại phường Châu Sơn, đại diện Hội Cựu chiến binh phường cho rằng, theo quy định điều 4 “quản lý và sử dụng đất đai phải thực hiện theo quy định luật này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này và luật khác thì thực hiện theo quy định Luật Đất đai”. Nội dung này chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm Pháp luật. Bởi, nếu văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có cùng một nội dung thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới nhất. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại nội dung này”.

Khu vực thôn 5, xã Phù Vân, nơi được quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của thành phố. Nhiều vướng mắc trong tích tụ đất đai làm cho chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Khu sản xuất nông nghiệp tập trung vừa triển khai vừa chờ đợi những quy định mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023.

Khu vực thôn 5, xã Phù Vân, nơi được quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của thành phố. Nhiều vướng mắc trong tích tụ đất đai làm cho chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Khu sản xuất nông nghiệp tập trung vừa triển khai vừa chờ đợi những quy định mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023.

Có ý kiến khác nêu rằng: Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo thì “cá nhân người nước ngoài” không được xem là người sử dụng đất, không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, không công nghệ cao”. Theo quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 thì người nước ngoài được thừa nhận quyền sở hữu nhà ở. Vì thế, quy định này ở Dự thảo luật mới cần được xem xét lại để đảm bảo tính thống nhất với các quy định của các Luật hiện hành.

Cũng tại Chương 1 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một ý kiến khác nêu quan điểm: Tại khoản 1, Điều 10 Phân loại đất quy định về nhóm đất nông nghiệp, trong đó có quy định loại đất chăn nuôi tập trung chưa đề cập đến đất chăn nuôi nhỏ lẻ. Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung thêm để dễ áp dụng thực hiện. Cụ thể, đề nghị sửa quy định “Đất chăn nuôi tập trung” thành “Đất chăn nuôi” cho phù hợp với thực tiễn.

Các Ủy viên UBMTTQ phường, cán bộ tổ dân phố và các tổ chức thành viên Mặt trận phường Châu Sơn tham gia cuộc họp lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do UBMTTQ và UBND phường Châu Sơn tổ chức sáng 8/3.

Theo đồng chí Vũ Văn Yên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Châu Sơn, việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện thời gian qua đã phát huy quyền làm chủ, huy đông trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân đề hoàn thiện Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đây cũng là hoạt động nâng cao nhận thức, tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Giang Nam

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/gop-y-du-an-luat-dat-dai/phu-ly-hon-300-luot-y-kien-dong-gop-vao-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-96006.html