Phát hiện 'thế giới' khác bị mắc kẹt trong mùa hè hàng thập kỷ

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện điều hết sức lạ lùng đang diễn ra ở sao Hải Vương, mùa hè của nó đã diễn ra từ năm 2005 đến nay và còn kéo dài hơn nữa.

Sáu siêu kính viễn vọng đã cùng hướng về sao Hải Vương - hành tinh bí ẩn trong hệ Mặt trời để quan sát và đã phát hiện được những gì đang thực sự diễn ra ở đây.

Sáu siêu kính viễn vọng đã cùng hướng về sao Hải Vương - hành tinh bí ẩn trong hệ Mặt trời để quan sát và đã phát hiện được những gì đang thực sự diễn ra ở đây.

Với khoảng cách 4,5 tỉ km, nhiệt độ luôn âm khoảng 220 độ C và bóng tối bủa vây, cực kỳ khó quan sát hành tinh thứ 8 của hệ Mặt Trời từ Trái Đất.

Với khoảng cách 4,5 tỉ km, nhiệt độ luôn âm khoảng 220 độ C và bóng tối bủa vây, cực kỳ khó quan sát hành tinh thứ 8 của hệ Mặt Trời từ Trái Đất.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Michael Roman từ Trường Đại học Leicester (Anh) và các đồng nghiệp đã phải tổng hợp dữ liệu từ Kính viễn vọng Very Large (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, 2 kính viễn vọng Subaru, Keck và Bắc Gemini ở Hawaii - Mỹ, kính viễn vọng Nam Gemini ở Chile.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Michael Roman từ Trường Đại học Leicester (Anh) và các đồng nghiệp đã phải tổng hợp dữ liệu từ Kính viễn vọng Very Large (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, 2 kính viễn vọng Subaru, Keck và Bắc Gemini ở Hawaii - Mỹ, kính viễn vọng Nam Gemini ở Chile.

Mùa hè ở Nam bán cầu của sao Hải Vương đã diễn ra từ năm 2005 đến nay và sẽ còn kéo dài đến năm 2045. Bởi sao Hải Vương quay quanh quỹ đạo xa Mặt trời hơn 30 lần so với Trái đất, với một năm dài bằng 165 năm tại Trái đất.

Mùa hè ở Nam bán cầu của sao Hải Vương đã diễn ra từ năm 2005 đến nay và sẽ còn kéo dài đến năm 2045. Bởi sao Hải Vương quay quanh quỹ đạo xa Mặt trời hơn 30 lần so với Trái đất, với một năm dài bằng 165 năm tại Trái đất.

Các mùa trên hành tinh này cũng kéo dài hơn nhiều so với các mùa trên Trái đất, mỗi mùa tại đây kéo dài tới hơn 40 năm.

Các mùa trên hành tinh này cũng kéo dài hơn nhiều so với các mùa trên Trái đất, mỗi mùa tại đây kéo dài tới hơn 40 năm.

Tuy nhiên, khi hành tinh chuyển sang mùa hè ở nửa phía nam bán cầu trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy nhiệt độ trung bình của nó giảm mạnh tới 8 độ C.

Tuy nhiên, khi hành tinh chuyển sang mùa hè ở nửa phía nam bán cầu trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy nhiệt độ trung bình của nó giảm mạnh tới 8 độ C.

“Sự thay đổi này thật bất ngờ. Vì chúng tôi đã quan sát sao Hải Vương vào đầu mùa hè ở nửa phía nam của nó và dự đoán nhiệt độ sẽ ấm dần lên chứ không phải lạnh hơn” - Michael Roman, một nghiên cứu sinh tại Đại học Leicester và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

“Sự thay đổi này thật bất ngờ. Vì chúng tôi đã quan sát sao Hải Vương vào đầu mùa hè ở nửa phía nam của nó và dự đoán nhiệt độ sẽ ấm dần lên chứ không phải lạnh hơn” - Michael Roman, một nghiên cứu sinh tại Đại học Leicester và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Theo kết quả quan sát, sự thay đổi nhiệt độ của sao Hải Vương không hề đồng đều. Các phép đo về tầng bình lưu của sao Hải Vương, tầng thấp thứ hai của bầu khí quyển của hành tinh, cho thấy xu hướng ấm lên trên cực nam của sao Hải Vương.

Theo kết quả quan sát, sự thay đổi nhiệt độ của sao Hải Vương không hề đồng đều. Các phép đo về tầng bình lưu của sao Hải Vương, tầng thấp thứ hai của bầu khí quyển của hành tinh, cho thấy xu hướng ấm lên trên cực nam của sao Hải Vương.

Tập dữ liệu này, chỉ chứa dữ liệu trong khoảng thời gian hai năm giữa 2018 và 2020, cho thấy sự ấm lên nhanh chóng với khoảng 11 độ C chênh lệch. Sự ấm lên ở hai cực như vậy chưa từng được quan sát thấy trên sao Hải Vương trước đây.

Tập dữ liệu này, chỉ chứa dữ liệu trong khoảng thời gian hai năm giữa 2018 và 2020, cho thấy sự ấm lên nhanh chóng với khoảng 11 độ C chênh lệch. Sự ấm lên ở hai cực như vậy chưa từng được quan sát thấy trên sao Hải Vương trước đây.

Hiện các tác giả vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của "mùa hè lạnh" và hiện tượng cực Nam bị nung nóng đột ngột.

Hiện các tác giả vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của "mùa hè lạnh" và hiện tượng cực Nam bị nung nóng đột ngột.

Có thể do thay đổi hóa học phức tạp trong tầng bình lưu hoặc cả bầu khí quyển, hoặc các kiểu thời tiết ngẫu nhiên và phức tạp hơn bất kỳ hành tinh nào khác của hệ Mặt Trời.

Có thể do thay đổi hóa học phức tạp trong tầng bình lưu hoặc cả bầu khí quyển, hoặc các kiểu thời tiết ngẫu nhiên và phức tạp hơn bất kỳ hành tinh nào khác của hệ Mặt Trời.

Các nhà khoa học hy vọng rằng, những quan sát trong tương lai sẽ làm sáng tỏ hơn những bí ẩn của hành tinh xa xôi này. Tuy nó lạnh và có vẻ chết chóc nhưng NASA nghi ngờ là có đại dương ngầm dưới vỏ băng của hành tinh này.

Các nhà khoa học hy vọng rằng, những quan sát trong tương lai sẽ làm sáng tỏ hơn những bí ẩn của hành tinh xa xôi này. Tuy nó lạnh và có vẻ chết chóc nhưng NASA nghi ngờ là có đại dương ngầm dưới vỏ băng của hành tinh này.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-the-gioi-khac-bi-mac-ket-trong-mua-he-hang-thap-ky-1687998.html