Pharaoh Tutankhamun sở hữu loại vật liệu độc nhất vô nhị, nghi vấn nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất
Sử dụng vô số phép loại trừ, các chuyên gia đặt niềm tin vào giả thuyết Pharaoh Tutankhamun có được thứ vật liệu độc nhất vô nhị là nhờ vào một cuộc tấn công từ bên ngoài Trái Đất.
Thủy tinh Libya được coi là hợp chất kính silicat tinh khiết nhất trên trái đất. Nó thường có màu vàng, trong suốt hoặc hơi đục, đôi khi bên trong còn xuất hiện bong bóng nhỏ, những vệt trắng dài hay những vòng xoáy màu đen. Loại vật liệu độc nhất vô nhị này được dùng để tạo lên một số món cổ vật thuộc hàng quý giá nhất thế giới, trong đó có mặt dây chuyền khai quật được từ lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun - người cai trị lừng danh của Vương triều thứ 18 thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập (1332-1323 trước Công nguyên).
Thông thường, thủy tinh Libya được hình thành do tia sét, hoạt động núi lửa hoặc những mảnh thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Trong một bài viết trên The Conversation, TS Elizaveta Kovaleva đến từ Đại học Western Cape (Nam Phi) - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ Nam Phi, Đức, Ai Cập và Morocco – đã chia sẻ rằng su khi phân tích hai mảnh thủy tinh Libya của Vu Tut bằng kỹ thuật kính hiển vi điện tử tiên tiến, nhóm của ông đã thấy được các hạt vật liệu siêu nhỏ, đường kính chỉ bằng 1/20.000 độ dày một tờ giấy. Trong loại thủy tinh này chứa các loại oxit zirconium (ZrO2) khác nhau với cấu trúc là đa hình.
Đáng chú ý, một dạng đa hình của ZrO2 gọi là zirconia khối chỉ có thể hình thành dưới nhiệt độ cao từ 2.250 độ C đến 2.700 độ C và một dạng đa hình cực hiếm khác tên ortho-II hoặc OII hình thành ở áp suất cực độ là 130.000 atm cho thấy nguồn gốc của hai mảnh thủy tinh này chỉ có thể được tạo ra từ một vụ va chạm thiên thạch lớn hoặc một quả bom nguyên tử. Thế nhưng thời kì Vua Tut bom nguyên tử vẫn chưa xuất hiện nên hầu hết các chuyên gia đề nghiêng về giả thuyết thủy tinh Libye tìm thấy trong lăng mộ của Pharaoh Tutankhamunlà sản phẩm tạo ra bởi một kẻ tấn công từ ngoài Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu hiện đang thực hiện các cuộc khảo sát viễn thám và địa vật lý để truy tìm hố mẹ - nơi sản sinh ra thủy tinh Libya - ởtrong khu vực sa mạc Biển Cát Lớn, trải rộng trên diện tích 72.000 km2 nối liền Ai Cập và Libya.