Nỗ lực nâng tầm sản phẩm nông nghiệp
Thời gian qua, ngành NN&PTNT triển khai có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản dưới nhiều hình thức như: Tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM), hội chợ nông nghiệp, tuần lễ nông sản…
(HBDT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT triển khai có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản dưới nhiều hình thức như: Tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM), hội chợ nông nghiệp, tuần lễ nông sản…
xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc được tổ chức tại Hòa Bình tháng 8/2019.
Từ đó, góp phần tạo đòn bẩy nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Thủy… khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Từ những quyết sách đúng, trúng và sự đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của người dân đã đưa ngành nông nghiệp của tỉnh có bước tiến vượt bậc, trở thành điểm sáng của vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Cấp ủy, chính quyền các cấp cùng các sở, ngành giành nhiều nguồn lực trợ giúp doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng KH-KT. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh. Đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,6%; giá trị thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 140 triệu đồng. Số xã đạt 19 tiêu chí NTM chiếm 43,5%... Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 50 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT phối hợp các sở, ngành đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã đẹp, bao bì phù hợp với thị hiếu. Ngoài ra, ngành NN&PTNT lập Cổng thông tin điện tử hb.check.net.vn giúp doanh nghiệp, HTX quảng bá và giới thiệu sản phẩm đã được chứng nhận. Đăng tải 51 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên website Bộ NN&PTNT tại địa chỉ "Nông sản xanh - Thực phẩm sạch”. Thông qua đó, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được đưa vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như siêu thị Big C, Lotte, Sài Gòn Co.op…
Với quyết tâm nâng tầm sản phẩm nông nghiệp, tỉnh đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong triển khai và thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Chương trình OCOP tạo nền sản xuất với quy mô rộng khắp, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Năm 2019, Hòa Bình có 27 sản phẩm của 21 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao, như: Chuối Viba của HTX chuối Viba; cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong; nước cam tươi lên men, mứt ruột cam, nước cốt cam của HTX Hà Phong; gà tươi nguyên con của HTX gà Lạc Thủy, cá lăng đen và cá rô phi sông Đà của Công ty TNHH Cường Thịnh…
Là một trong những vùng trồng CAQCM trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, hiện, diện tích CAQCM toàn tỉnh khoảng 11,5 nghìn ha. Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 7,4 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 19,4 vạn tấn. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất CAQCM tập trung tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc… Diện tích chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ khoảng 2,5 nghìn ha. Thị trường tiêu thụ sản phẩm CAQCM tập trung tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Một số hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai hàng năm, như: Lễ hội cam Cao Phong (từ năm 2018 là Lễ hội CAQCM tỉnh Hòa Bình); tuần lễ cam Cao Phong tại Hà Nội. Thông qua hội nghị xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ qua hợp đồng với khách hàng lớn. Đó còn là cơ hội để khảo sát, tìm kiếm thị trường tiềm năng hướng tới xuất khẩu; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngành nông nghiệp phát triển toàn diện, có giá trị gia tăng cao, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra nhiệm vụ: Phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hoàn thiện bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ vùng khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện có chiều sâu và thực chất hơn Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm đạt 4,5 - 5%. Phát triển liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác; tiếp tục chuyển đổi, thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp. Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/146975/no-luc-nang-tam-san-pham-nong-nghiep.htm