Những trường hợp nào yêu cầu phải nộp phiếu lý lịch tư pháp?
Nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Chỉ thị số 23/CT-TTg đã tổng hợp 154 thủ tục hành chính có yêu cầu về phiếu lý lịch tư pháp.
Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (theo khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009).
Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại:
Một, phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009.
Hai, phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Danh mục 154 thủ tục hành chính có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp
Ngày 9/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị số 23/CT-TTg tổng hợp 154 thủ tục hành chính có yêu cầu về Phiếu lý lịch tư pháp, sau đây: