Những thương vụ thất bại hàng tỷ USD của Amazon
Amazon đang ở thời hoàng kim với giá trị vốn hóa tiến sát mốc 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, công ty của tỷ phú Jeff Bezos từng có những cú vấp ngã khá đau, thiệt hại hàng tỷ USD.
Amazon Restaurants: Ra mắt vào năm 2015, dịch vụ Nhà hàng Amazon cung cấp thực phẩm tươi từ các nhà hàng địa phương cho khách hàng thông qua mạng lưới giao hàng trong ngày. Sau đó, dịch vụ này được mở rộng tới 20 thành phố tại Mỹ trước khi tụt dốc. Ảnh: Adweek.
Amazon StoryWriter: Dịch vụ này giúp các nhà biên kịch dễ dàng hơn trong việc tạo kịch bản. Sản phẩm của họ sẽ được gửi trực tiếp đến Amazon Studios để xét duyệt. Tuy nhiên hôm 4/5, Amazon thông báo công ty sẽ dừng cung cấp các tính năng của Amazon Story Writer và Amazon Story Builde từ ngày 30/6. Ảnh: Geeky Gadgets.
Cửa hàng "pop-up": Tháng 3/2019, Amazon tuyên bố đóng cửa tất cả 87 cửa hàng pop-up và dừng dự án này sau 5 năm triển khai. Đây là địa chỉ giúp các khách hàng quan tâm đến các thiết bị thông minh của Amazon có thể trải nghiệm tính năng sản phẩm ngoài đời thực. Ảnh: NPR.
Amazon Dash: Đây là thiết bị điện tử nhỏ gọn được làm bằng nhựa, có thiết kế như một tấm thẻ, bên trên có một nút bấm kết nối với mạng Wifi, các nút có thể được gắn trong tủ hoặc trên máy giặt của gia đình. Ảnh: TechCrunch.
Instant Pickup (Nhận hàng ngay tức thì): Năm 2017, Amazon ra mắt dịch vụ Instant Pickup với mục tiêu giúp khách hàng có thể nhận hàng chỉ vài phút sau khi đặt hàng. Ảnh: Business Insider.
Whole Food 365: Vào đầu năm nay, Whole Food - một công ty con thuộc sở hữu của Amazon - tuyên bố sẽ mở cửa thêm cửa hàng nào dưới thương hiệu 365. Ảnh: Business Insider.
Quidsi: Năm 2010, Amazon mua lại Quidsi với giá 545 triệu USD. Quidsi - được thành lập bởi Marc Lore và Vinit Bharara - là công ty mẹ của tập đoàn thương mại điện tử Diapers.com, sau đó được mở rộng thành Soap.com, Wag.com, BeautyBar.com, Casa.com và YoYo.com. Ảnh: YouTube.com
Endless.com: Amazon tung nền tảng bán lẻ thời trang trực tuyến Endless.com vào năm 2007, tập trung bán giày và phụ kiện. Ảnh: GeekWire.
MyHabit.com: Được xem là website flash-sale của Amazon, MyHabit.com ra mắt vào năm 2011 và bị đóng cửa 5 năm sau đó. Amazon cho biết công ty quyết định đóng cửa MyHabit nhằm đơn giản hóa các lựa chọn mua sắm cho khách hàng. Ảnh: CNBC.
Amazon Webstore: Đây được xem là nền tảng tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập cửa hàng trực tuyến của riêng họ. Tuy nhiên, năm 2015 Amazon tuyên bố ngừng dự án này và tiến hành hợp tác với Shopify để có thể tiếp tục phục vụ các khách hàng có nhu cầu sử dụng kiểu dịch vụ như vậy. Ảnh: Ecommerce News.
Amazon Destination: Ngoài mua sắm trực tuyến, Amazon cũng có một trang web đặt phòng khách sạn có tên Amazon Destination. Dịch vụ này dành cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một nơi nghỉ chân nhanh chóng tại các thành phố lớn như New York hay Seattle. Ảnh: Business Insider.
Amazon Local: Đây là trang web "giao dịch hàng ngày", tương tự như Groupon và LivingSocial. Nền tảng này ngừng hoạt động vào năm 2015. Không có gì đáng ngạc nhiên về sự kết thúc của Amazon Local, bởi lẽ 2 trang web hoạt động tương tự là Groupon và LivingSocial đã chứng kiến sự gia tăng ngoạn mục vào thời kỳ đầu và sau đó lao dốc không phanh sau một thời gian. Ảnh: Business Insider.
Ví Amazon: Ra mắt vào năm 2014, đây là một ứng dụng Android giúp lưu trữ thẻ quà tặng và thẻ khách hàng thân thiết cho các cửa hàng khác nhau. Tuy nhiên, ứng dụng này bị dừng hoạt động vào năm 2015, chỉ 6 tháng sau khi ra mắt. Ảnh: IntoMobile.
Fire Phone: Về cơ bản, đây là một máy tính bảng Fire dưới dạng điện thoại, được tỷ phú Jeff Bezos giới thiệu vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, sản phẩm bị chê tơi tả do giá đắt và thiếu tính năng. Ảnh: AP/Ted S. Warren.
WebPay: Dịch vụ thanh toán điện tử được coi là phiên bản PayPal của Amazon. Ra mắt năm 2009, dịch vụ này ngừng hoạt động năm 2014. Sau đó nền tảng này được chuyển đổi thành Amazon Pay, dich vụ hỗ trợ thanh toán giữa người mua hàng và thương gia. Ảnh: Business Insider.
Amazon PayPhrase: Với PayPhrase, khách hàng của Amazon có thể tạo ra một chuỗi ký tự mà họ sẽ nhập mỗi khi muốn thanh toán nhanh chóng. Chuỗi này sẽ được gắn với một tùy chọn và địa chỉ thanh toán được chọn trước. Theo đó, khách hàng chỉ cần nhập các ký tự và mã PIN, tương tự như Amazon 1-Click. Ra mắt năm 2009, dịch vụ này ngừng hoạt động vào năm 2012. Ảnh: Business Insider.
Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nhung-thuong-vu-that-bai-hang-ty-usd-cua-amazon-post956855.html