Những nỗ lực trong công tác phòng chống mua bán người

Theo số liệu thống kê, khu vực các nước Tiểu vùng sống Mê Kông, trong đó có Việt Nam được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp, ước tính lợi nuận từ hoạt động mua bán người tại khu vực này lên tới hàng chục tỷ đô la mỗi năm.

Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp nhận nạn nhân bị mua bán do lực lượng Công an Trung quốc trao trả (Ảnh: Q.Đ).

Các thủ đoạn phổ biến như lợi dụng các trang mạng xã hội tiếp cận, rủ rê nạn nhân đi du lịch, tìm việc làm để lừa bán sang Trung Quốc làm vợ hoặc bán vào các động mại dâm, cưỡng bức tình dục hoặc tình trạng môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép ở các tỉnh phía Nam để bán sang Singapore, Malaysia, Đài Loan…

Ở trong nước, các đối tượng lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, tìm gặp nạn nhân có nhu cầu bán thận, thương lượng, làm giả giấy tờ sau đó bán cho những người bệnh với giá cao hoặc lừa bán nạn nhân vào các khu du lịch ben viển, tụ điểm dịch vụ mát- xa, karaoke trá hình để bóc lột tình dục… và đã xuất hiện đường dây mua bán người nước ngoài qua Việt Nam sang nước thứ 3.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên, xét về mặt khách quan là do tình trạng mua bán người trên thế giới và khu vực tác động; siêu lợi nhuận, mất cân bằng giới tình ở nước láng giềng, tác động của mặt trái thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm. Về chủ quan, việc giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa, dân tộc ở phạm vi gia đình cũng như toàn xã hội chưa được coi trọng, quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cấp, để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong quản lý nhân hộ khẩu, quản lý biên gới, xuất nhập cảnh, hôn nhân có yếu tố nước ngoài….

Để phòng ngừa đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình 130/CP về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Bằng cách thức triển khai đồng bộ, quyết liệt với những hình thức biện pháp linh hoạt, sáng tạn, Chương trình 130/CP đã đạt được những kết quả rất nổi bật và cụ thể; đã chọn ngày “30/7” hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia.

Công tác truyền thông về phòng chống mua bán người được đẩy mạnh nhiều hình thức, biện pháp phong phú; công tác điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường, lực lượng công an- chủ công là CSHS phối hợp với BĐBP các cấp xây dựng, triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình tội phạm mua bán người và các đối tượng có liên quan, kết hợp tuần tra kiểm soát và quản lý biên giới; rà soát các đường dây, băng nhóm, số lượng nổi, số có tiền án tiền sự, môi giới, cò môi mồi, xác lập đấu tranh chuyên án…, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụng người di cứ trái phép qua biên giới.

Công tác tiếp nhận, xử lý hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được Bộ Công an phối hợp với Bộ LĐTB&XH tiến hành tổng điều tra, rà soát nạn nhân bị mua bán và các đối tượng khác có liên quan nhằm đánh gia đúng thực trạng, kết quả công tác tiếp nhận xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Theo thống kê, tính riêng gia đoạn 2016-2018, các đơn vị chức năng đã xác minh, giải cứu, tiếp nhận 1.100 trường hợp là nạn nhân bị mua bán, 100% nạn nhân tiếp nhận được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, khám sức khỏe, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; trên 50% số nạn nhân tiếp nhận đã có nguyên vọng và được trợ cấp khó khăn, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, vay vốn với lãi suất thấp, hòa nhập cộng đồng.

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tội phạm mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán… được quan tâm. Công tác hợp tác quốc tế về phòng chống mua bán người tích cực được đẩy mạnh… Những nỗ lực, cố gắng trên đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần kiếm chế sự gia tăng của tội phạm mua bán người.

Tuy vậy, một số bộ ngành và địa phương còn xem nhẹ công tác phòng chống mua bán người dẫn đến chỉ đạo triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, công tác dự bán tình hính tại một số địa phương còn yếu. Công tác truyền thông còn dàn trải, thiếu tài liệu truyền thông chung, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở còn mỏng. Công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ nanh nhân bị mua bán gặp khó khăn (do nạn nhân tự trở về lẫn với số di cứ trái phép không đủ thủ tục xác minh theo quy định);

Thiếu cơ chế hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống mua bán người dẫn đến nhiều vụ bị kéo dài thời gian hoặc đình chỉ điều tra. Do vậy, chủ động nắm chắc tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người và các đối tượng có liên quan để kịp thời đề ra các kế hoạch, biện pháp đấu tranh, bóc gỡ các đường dây tội phạm; xây dựng, tuyên truyền PBGDPL; đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường hơn nữa công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người… là những biện pháp cần đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

Nam Du

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/nhung-no-luc-trong-cong-tac-phong-chong-mua-ban-nguoi-164568.html