Những loài động vật hiếm nhất thế giới được bảo tồn thành công
Dù vẫn còn bị săn bắt và vướng vào lưới cụ nhưng số lượng cá voi lưng gù đã tăng lên 40.000 cá thể, tuy vậy cũng chỉ bằng 1/3 mức độ đàn cá voi lưng gù trước đây mà thôi.
Cá voi lưng gù
Ảnh minh họa.
Thật khó mà tưởng tượng được rằng loài cá lớn nhất hành tinh này lại là loài dễ bị tuyệt chủng nhất. Cũng giống như các loài cá voi khác, cá voi lưng gù bị săn bắn gần như tuyệt chủng do ngành công nghiệp đánh bắt cá voi. Khi đã rõ ràng rằng cá voi gần như sắp biến mất và không cách chi có thể phục hồi chúng mà không có sự giúp đỡ, cả hành tinh đã chung tay và thiết lập một lệnh cấm săn bắt cá voi vào năm 1966.
Vào lúc này, hơn 90% tổng số loài cá voi lưng gù đã bị hủy diệt, để lại chỉ còn vỏn vẹn 5.000 cá thể cá voi lưng gù. Kể từ năm 1966, cá voi đã quay trở lại. Không giống như 9 loài động vật khác trong bài tổng hợp này, chương trình nuôi nhốt cá voi lưng gù không khả thi cho một loài động vật mà nặng trung bình tới 36.000 kg.
Do đó, cách bảo tồn là có sự giám sát chặt chẽ không để cho con người sát hại nó. Dù vẫn còn bị săn bắt và vướng vào lưới cụ nhưng số lượng cá voi lưng gù đã tăng lên 40.000 cá thể, tuy vậy cũng chỉ bằng 1/3 mức độ đàn cá voi lưng gù trước đây mà thôi.
Đại bằng đầu trắng
Người Mỹ công nhận loài chim săn mồi này là Quốc điểu và là điểu thú của nước Mỹ, nhưng nhiều người vẫn không hay là loài chim này đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Không phải là loài đại bàng đầu trắng tuyệt chủng sạch trên trái đất mà chỉ giới hạn trong một phạm vi địa lý cụ thể, như Mỹ chẳng hạn.
Khi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được thành lập, có đến hàng chục vạn con chim đại bàng đầu trắng tung cánh vẫy vùng bầu trời, nhưng sang thập niên 1950, số lượng chúng giảm còn đúng 412 cá thể tại Mỹ.
Liên đoàn động vật hoang dã quốc gia Mỹ (NWF) đã quy kết rằng săn bắn là căn nguyên chính yếu cho sự sụt giảm kể từ năm 1984, ngoài ra còn do chúng bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu DDT. Các hoạt động bảo tồn đã diễn ra, và đến năm 2006, số lượng loài đại bàng đầu trắng đã tăng thành 9.789 cặp (theo báo cáo của Cục cá và động vật hoang dã Mỹ, FWS). Năm 2007, loài đại bàng đầu trắng chính thức thoát khỏi Danh sách động vật hoang dã bị đe dọa với một sự phân loại mới là "Ít cảnh báo" bởi IUCN.
Báo Amur
Báo Amur là phân loài báo quý hiếm nhất trên Trái đất, vì các hoạt động buôn bán phi pháp mà giá của loài động vật này đã lên tới 1.000 USD trên thị trường "chợ đen". Chúng là loài vật bản địa của vùng Primorye (Đông Nam nước Nga) và một phần nhỏ trên lãnh thổ Trung Quốc, chủ yếu bị săn bắn để lấy da.
Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp báo Amur là "Cực kỳ nguy cấp" do chúng gần như tuyệt chủng trong hoang dã. Vào năm 2015, ước tính còn không đầy 60 cá thể báo Amur còn sót lại ở Nga và Trung Quốc. Các hoạt động bảo tồn đã diễn ra kể từ năm 2007 với chương trình nuôi nhốt do bởi niềm tin rằng nếu để chúng đi hoang thì sẽ gây nguy hiểm cho hệ gene.
Phần khác, là mối đe dọa xa hơn bởi việc đô thị hóa của con người lấn vào môi trường hoang dã của báo Amur. Năm 2011, nhờ hoạt động nuôi nhốt mà số lượng của báo Amur đã tăng lên 173 cá thể. Cũng nhờ các hoạt động bảo tồn mà số lượng loài báo Amur trong hoang dã đã tăng lên 103 cá thể vào đầu năm 2018.
Ngựa hoang Mông Cổ
Loài ngựa Przewalski's (hay ngựa hoang Mông Cổ) là loài ngựa rất quý hiếm, nó đã hoàn toàn bị tuyệt chủng trong hoang dã vào năm 1966. Tất cả các cá thể ngựa hoang Mông Cổ đang tồn tại là đến từ 9 trong số 13 con ngựa được nuôi nhốt vào năm 1945. Con cháu của chúng được dùng cho một chương trình nhân giống kể từ khi loài ngựa này gần như tuyệt chủng trong hoang dã.
Nhờ chương trình nhân giống được thành lập bởi Hội động vật London cùng với các nhà khoa học Mông Cổ mà loài ngựa quý đã từ cõi chết trở về, hiện 9 con ngựa đang hứa hẹn giúp tái thiết lại loài ngựa hoang Mông Cổ, số lượng chúng đã tăng lên hơn 2.000 cá thể vào năm 2016.
Một đàn ngựa hoang Mông Cổ khác cũng có mặt tại Khu vực loại trừ Chernobyl kể từ năm 1998, chúng thoải mái vì không có con người, cũng như không có dấu hiệu của bức xạ hạt nhân.
Linh dương sừng thẳng Ả Rập
Loài này còn có tên khác là Kỳ lân Ả Rập, nó vốn đã tuyệt chủng trong hoang dã kể từ đầu thập niên 1970 do nạn săn bắt quá mức. May thay, vẫn còn có một lượng nhỏ Kỳ lân Ả Rập sinh sống ở các sở thú trên khắp thế giới, tạo điều kiện cho các nhà bảo tồn phát động Chiến dịch Linh dương sừng thẳng nhằm nuôi và nhân giống chúng trong thiên nhiên hoang dã.
Sở thú Phượng Hoàng bắt đầu dự án này tại London với sự giúp sức của Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF). Kể từ khi dự án bắt đầu vào thập niên 1960, Sở thú Phượng Hoàng đã hạ sinh 240 cá thể linh dương sừng thẳng Ả Rập, và đến năm 1980 đã đủ dân số chúng sống trong hoang dã.
Một dự án bắt đầu với vài cá thể loài này ở Oman, Ả Rập Xê Út và Israel với hơn 1.000 cá thể mới. Ngạc nhiên hơn, đang có từ 6.000 đến 7.000 cá thể loài linh dương sừng thẳng đang được nuôi nhốt, khiến cho Chiến dịch Linh dương sừng thẳng Ả Rập trở thành một trong những chương trình nuôi nhốt và nhân giống thành công nhất từ trước tới nay.
Thần ưng California
Thần ưng California là loài chim sống lâu nhất trên thế giới, tuổi thọ trung bình của chúng có thể lên tới 60 năm. Dù tuổi thọ cao nhưng không giúp cho loài chim này thoát khỏi tuyệt chủng khi mà vào năm 1987, chúng biến mất trong thế giới hoang dã.
Chỉ có một số ít ỏi cá thể thần ưng California được các nhà khoa học bắt để nghiên cứu nhằm giúp cho chúng tránh bị tuyệt chủng. Vào lúc đó chỉ còn đúng 27 cá thể thần ưng còn tồn tại, nhưng qua các nỗ lực bảo tồn của Công viên thú hoang San Diego và Sở thú Los Angeles mà dân số loài thần ưng đã tăng vọt vào giữa thập niên 1990.
Ban đầu loài chim này chỉ bị đe dọa do nhiễm độc chì, mất môi trường sống và săn bắn, nhưng luật đã ban hành nhằm giúp bảo vệ và bảo tồn lượng dân số chim đang hiện hữu. Chương trình tái nhân giống thần ưng California là một trong những nỗ lực bảo tồn thành công nhất được thực hiện. Năm 2016 đã có 446 cá thể chim trong hoang dã và nuôi nhốt. Thần ưng California, một trong những loài chim quý hiếm nhất trái đất, đã thoát khỏi án tử.
Linh dương Bongo
Bongo là loài linh dương lớn nhất Phi châu, gồm 2 đàn dân số ở hạ du Tây Phi và các vùng núi non ở miền Đông thuộc miền Trung và Tây Phi. Bongo Tây Phi từng nằm trong danh sách "gần đe dọa", trong khi “đối tác” của chúng ở Đông Phi thì được liệt kê là "Cực kỳ nguy cấp" trong hoang dã. Số lượng đàn linh dương Bongo ở Đông Phi hay các vùng núi non đã bị ảnh hưởng nặng nề do nạn "lâm tặc" và săn bắn.
Năm 2000, loài linh dương Bongo được thêm vào "Kế hoạch sinh tồn các loài" và chỉ trong vòng 6 năm, nó đã hồi sinh ngoạn mục. Không may là, vào năm 2013, đàn linh dương Bongo ở Đông Phi lại gặp nguy cấp bởi các hoạt động của con người. Với chỉ 100 cá thể linh dương trong điều kiện nuôi nhốt, chương trình nhân giống chúng đã quay về với các vùng núi non nhằm khiến cho chúng ít bị đe dọa hơn.
Khỉ vàng sư tử Tamarin
Loài khỉ vàng sư tử Tamarin còn có tên gọi khác là Khỉ vàng Marmoset, là loài khỉ nhỏ bản địa ở các cánh rừng ven biển Đại Tây Dương của Brazil. Loài khỉ này được liệt kê là "nguy cấp" do mất môi trường sống nghiêm trọng. Số lượng của chúng trong thiên nhiên hoang dã hiện chỉ còn gói gọn trong 3 khu vực nhỏ ở cánh rừng mưa nhiệt đới phía Đông Nam Brazil, số lượng chúng giảm còn 200 cá thể (năm 1981).
Các hoạt động bảo tồn đã diễn ra vào thập niên 1980, và nhờ vào sự tương tác tích cực của con người mà số lượng loài khỉ vàng này đã vọt lên 3.200 cá thể. Chương trình nhân giống nuôi nhốt đã giúp cho dân số loài khỉ vàng sư tử đạt ở mức cao để cho phép chúng không chỉ trở lại môi trường sống ban đầu trong các cánh rừng mưa nhiệt đới Brazil.
Xấp xỉ 1/3 cá thể loài khỉ vàng sư tử Tamarin trong hoang dã đến từ chương trình nhân giống tại hơn 150 sở thú có tham gia vào chương trình. Do mất môi trường sống mà phạm vi sống của chúng chỉ nằm trong 4 địa điểm do đó có giới hạn về đa dạng di truyền.
Rùa sông Bellinger
Loài rùa chụp sông Bellinger là một loài đặc hữu sống ở một nơi có diện tích rất nhỏ chỉ đúng 60km của con sông Bellinger ở New South Wales (Australia), nơi có thế giới động thực vật phong phú. Loài rùa này gặp đe dọa khi con người săn lùng loài cáo Âu châu, thích ăn thịt rùa và rùa sông Murray; con người lấn môi trường của loài rùa bằng hoạt động sản xuất lương thực và chăn nuôi.
Nhưng thủ phạm chính đẩy loài rùa sông Bellinger vào bờ vực diệt vong chính là một căn bệnh bí ẩn làm cho số lượng của chúng co hẹp lại vào năm 2015. Chỉ trong vòng 2 tháng, số lượng khổng lồ của rùa Bellinger đã bị cuốn bay bởi một tác nhân độc, đạt 100% tỷ lệ tử ở những cá thể bị nhiễm bệnh.
Với rất ít thời gian để cứu hộ, các nhà khoa học chỉ có thể vớt vát được 17 cá thể rùa không bị nhiễm bệnh từ sông Bellinger, họ đang kêu gọi dân quanh vùng giúp tìm thêm các cá thể rùa không bị ảnh hưởng để trả chúng lại môi trường thiên nhiên.
Ếch vàng Panama
Những con ếch nhỏ màu vàng này là sinh vật đặc hữu của các dòng suối miền sơn cước ở Trung-Tây Panama và được liệt vào danh sách "cực kỳ nguy cấp" của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Loài ếch vàng Panama bị đe dọa trong hàng thập kỷ qua do nạn phá rừng, bị bắt làm vật sưu tập, ô nhiễm nước và mất môi trường sống, nhưng kẻ thù thực sự của nó là một căn bệnh lạ. Chytridiomycosis hay bệnh nấm loài lưỡng cư, bệnh này phát tán khắp Nam và Trung Mỹ và đe dọa sự tồn vong của 1/3 tổng số lượng các giống loài lưỡng cư.
Theo các nhà khoa học, đại dịch tồi tệ và được mô tả là "Căn bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất trong số các loài vật có xương sống và số lượng loài bị ảnh hưởng". Ếch vàng Panaman bắt đầu chết trong môi trường hoang dã kể từ năm 2006, và các nhà bảo tồn đang chạy đua để giúp chúng thoát khỏi tuyệt chủng bằng các chương trình nhân giống đặc biệt, thậm chí các chương trình này đã được thiết lập trước khi có đợt bùng phát đại dịch.
Có thể hôm nay loài ếch vàng Panama đã tuyệt tích trong thiên nhiên nhưng sự thành công của các chương trình đang tiếp diễn mà khiến cho các nhà khoa học đang mang nó từ cửa tử trở về, một ngày nào đó chúng lại vẫy vùng trong các dòng suối xanh mát