Những loài động vật bạch tạng 'hiếm có khó tìm' trên thế giới

Không chỉ con người, động vật cũng dễ bị mắc bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, ở động vật, tỉ lệ này xảy ra hiếm hơn. Theo các nhà khoa học, bạch tạng khiến quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin bị rối loạn, từ đó làm cho mắt, da, tóc hoặc lông của động vật có vú (bao gồm con người) có màu nhạt. Trong khi đó, các nhóm động vật khác có biểu hiện không giống nhau, nguyên nhân là do ngoài melenin còn có các sắc tố khác.

Vượn cáo màu trắng, tuy không mắc phải bệnh bạch tạng, mất sắc tố toàn cơ thể nhưng con vượn cáo này cũng mắc phải hội chứng Leucism, thường được gọi là "nửa bạch tạng", đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố của da, tóc, hay lông vũ, không thay đổi sắc tố ở mắt hoặc có thì rất ít, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Vượn cáo màu trắng, tuy không mắc phải bệnh bạch tạng, mất sắc tố toàn cơ thể nhưng con vượn cáo này cũng mắc phải hội chứng Leucism, thường được gọi là "nửa bạch tạng", đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố của da, tóc, hay lông vũ, không thay đổi sắc tố ở mắt hoặc có thì rất ít, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.

Con sóc trắng này là một trong những động vật cực kỳ quý hiếm cũng mắc phải hội chứng Leucism. Theo các nhà khoa học, tỷ lệ xuất hiện một con sóc được sinh ra với gen leucism ít hơn 1/1.000.000.

Con sóc trắng này là một trong những động vật cực kỳ quý hiếm cũng mắc phải hội chứng Leucism. Theo các nhà khoa học, tỷ lệ xuất hiện một con sóc được sinh ra với gen leucism ít hơn 1/1.000.000.

Một chú wallaby (loài chuột túi cỡ nhỏ) bạch tạng, wallaby thực sự là một động vật bạch tạng hoàn toàn khi có đôi mắt màu hồng với toàn thân màu trắng, thị lực của chú chuột túi này khá yếu, khả năng bị ung thư cao.

Một chú wallaby (loài chuột túi cỡ nhỏ) bạch tạng, wallaby thực sự là một động vật bạch tạng hoàn toàn khi có đôi mắt màu hồng với toàn thân màu trắng, thị lực của chú chuột túi này khá yếu, khả năng bị ung thư cao.

Con hươu cao cổ màu trắng cực hiếm này được Tiến sĩ Derek Lee, người sáng lập Viện Thiên nhiên hoang dã Tanzania phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Tarangire, Tanzania và được đặt tên là Omo. Màu trắng của nó rất nổi bật, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng của những động vật săn mồi đỉnh cao như báo, hổ, sư tử.

Con hươu cao cổ màu trắng cực hiếm này được Tiến sĩ Derek Lee, người sáng lập Viện Thiên nhiên hoang dã Tanzania phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Tarangire, Tanzania và được đặt tên là Omo. Màu trắng của nó rất nổi bật, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng của những động vật săn mồi đỉnh cao như báo, hổ, sư tử.

Cá sấu Mỹ bạch tạng cũng là một trong những động vật bạch tạng quý hiếm khi tỷ lệ xuất hiện cực nhỏ. Trong số 2.000.000 con cá sấu thì chỉ có khoảng 40 con mắc phải hội chứng này.

Cá sấu Mỹ bạch tạng cũng là một trong những động vật bạch tạng quý hiếm khi tỷ lệ xuất hiện cực nhỏ. Trong số 2.000.000 con cá sấu thì chỉ có khoảng 40 con mắc phải hội chứng này.

Chim bói cá trắng, xuất hiện tại công viên quốc gia Queen Elizabeth ở Uganda lọt top những loài động vật bạch tạng hiếm nhất, hấp dẫn nhất thế giới, loài này mắc phải chứng bệnh khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt Leucism.

Chim bói cá trắng, xuất hiện tại công viên quốc gia Queen Elizabeth ở Uganda lọt top những loài động vật bạch tạng hiếm nhất, hấp dẫn nhất thế giới, loài này mắc phải chứng bệnh khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt Leucism.

Tuần lộc trắng cũng là một trong những động vật bạch tạng tuyệt đẹp và cực hiếm thấy. Mặc dù màu trắng khiến nó trông nổi bật và cực kỳ ấn tượng nhưng cũng khiến nó khó ẩn nấp và ngụy trang trong thế giới tự nhiên.

Tuần lộc trắng cũng là một trong những động vật bạch tạng tuyệt đẹp và cực hiếm thấy. Mặc dù màu trắng khiến nó trông nổi bật và cực kỳ ấn tượng nhưng cũng khiến nó khó ẩn nấp và ngụy trang trong thế giới tự nhiên.

Trong số những động vật bạch tạng cực hiếm, chỉ có con voi bạch tạng ở Châu Phi này là một hiện tượng nhầm lẫn đặc biệt. Những tưởng đây sẽ là một động vật bạch tạng siêu hiếm mới được phát hiện nhưng hóa ra, màu trắng của con voi này lại được hình thành do việc "tắm trắng". Khi nhiệt độ lên cao, con voi này lao xuống vũng bùn có đất sét trắng, lúc lên bờ cát canxit và đất sét trắng bám trên người con voi khô lại và khiến da của nó có màu như trên.

Trong số những động vật bạch tạng cực hiếm, chỉ có con voi bạch tạng ở Châu Phi này là một hiện tượng nhầm lẫn đặc biệt. Những tưởng đây sẽ là một động vật bạch tạng siêu hiếm mới được phát hiện nhưng hóa ra, màu trắng của con voi này lại được hình thành do việc "tắm trắng". Khi nhiệt độ lên cao, con voi này lao xuống vũng bùn có đất sét trắng, lúc lên bờ cát canxit và đất sét trắng bám trên người con voi khô lại và khiến da của nó có màu như trên.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-loai-dong-vat-bach-tang-hiem-co-kho-tim-tren-the-gioi-post580119.antd