Nhìn lại những hình ảnh xúc động tại kỳ Olympic đầu tiên ở Nhật Bản

Thế vận hội Olympic lần thứ 18 ở Nhật Bản năm 1964 là lần đầu tiên một sự kiện thể thao tầm cỡ được tổ chức tại châu Á.

Thế vận hội Olympic lần thứ 18 được tổ chức tại Tokyo từ ngày 10-24/10/1964. Sở dĩ sự kiện được tổ chức vào tháng 10 chứ không phải tháng 7 như Olympic Tokyo 2020 bởi vì Ban tổ chức muốntránh thời tiết nắng nóng của những tháng hè và mùa bão tháng 9.

Đây là lần đầu tiên một sự kiện thể thao tầm cỡ được tổ chức ở châu Á. Olympic 1964 đã thu hút sự góp mặt của 5.151 vận động viên đến từ 93 quốc gia, tham gia thi đấu tại 163 nội dung.

Nhật Bản đã được trao quyền tổ chức lại Thế vận hội mùa Hè vào năm 2020. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự kiện được dời sang năm 2021.

Không như các kỳ Thế vận hội trước đây, Olympic Tokyo 2021 sẽ diễn ra mà không có sự góp mặt của khán giả.

Blue Impulse, biệt đội biểu diễn của Lực lượng Không quân Nhật Bản, vẽ trên bầu trời những vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội 1964 trong ngày khai mạc 10/10/1964. (Nguồn: Reuters)

Blue Impulse, biệt đội biểu diễn của Lực lượng Không quân Nhật Bản, vẽ trên bầu trời những vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội 1964 trong ngày khai mạc 10/10/1964. (Nguồn: Reuters)

Bóng bay ngập trời trên Sân vận động Quốc gia Nhật Bản trong lễ khai mạc. (Nguồn: Getty Images)

Bóng bay ngập trời trên Sân vận động Quốc gia Nhật Bản trong lễ khai mạc. (Nguồn: Getty Images)

Người phụ nữ mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản tại lễ khai mạc. (Nguồn: Getty Images)

Người phụ nữ mặc trang phục truyền thống của Nhật Bản tại lễ khai mạc. (Nguồn: Getty Images)

VĐV Yoshinori Sakai được coi là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Nhật Bản sau Thế chiến II khi ông là người chạy tiếp sức cuối cùng, thắp sáng ngọn đuốc Thế vận hội tại SVĐ Quốc gia tại Tokyo. Ông Sakai được sinh ra tại Hiroshima vào ngày 6/6/1945 - cũng chính là thời điểm Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố này. (Nguồn: AFP)

VĐV Yoshinori Sakai được coi là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Nhật Bản sau Thế chiến II khi ông là người chạy tiếp sức cuối cùng, thắp sáng ngọn đuốc Thế vận hội tại SVĐ Quốc gia tại Tokyo. Ông Sakai được sinh ra tại Hiroshima vào ngày 6/6/1945 - cũng chính là thời điểm Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố này. (Nguồn: AFP)

Các vận động viên thể dục dụng cụ biểu diễn trong lễ khai mạc. (Nguồn: AP)

Các vận động viên thể dục dụng cụ biểu diễn trong lễ khai mạc. (Nguồn: AP)

Vận động viên chạy nước rút người Mỹ Edith McGuire đã giành chiến thắng ở cự ly 200 mét nữ trong Thế vận hội Tokyo 1964. Cô cũng giành được huy chương bạc ở nội dung 100 mét. (Nguồn: Getty Images)

Vận động viên chạy nước rút người Mỹ Edith McGuire đã giành chiến thắng ở cự ly 200 mét nữ trong Thế vận hội Tokyo 1964. Cô cũng giành được huy chương bạc ở nội dung 100 mét. (Nguồn: Getty Images)

Bên ngoài Nhà thi đấu Quốc gia Yoyogi do Kenzo Tange thiết kế. Đây cũng là nơi diễn ra các môn thi đấu dưới nước và bóng rổ. (Nguồn: Getty Images)

Bên ngoài Nhà thi đấu Quốc gia Yoyogi do Kenzo Tange thiết kế. Đây cũng là nơi diễn ra các môn thi đấu dưới nước và bóng rổ. (Nguồn: Getty Images)

Các vận động viên Italy tham quan Tokyo trong thời gian tham dự Olympic. (Nguồn: Getty Images)

Các vận động viên Italy tham quan Tokyo trong thời gian tham dự Olympic. (Nguồn: Getty Images)

Vận động viên đấu kiếm người Đức Walter Kostner 'bay trên không' trong trận đấu với Jerzy Pawlowski người Ba Lan. (Nguồn: AP)

Vận động viên đấu kiếm người Đức Walter Kostner 'bay trên không' trong trận đấu với Jerzy Pawlowski người Ba Lan. (Nguồn: AP)

Các vận động viên dùng bữa tại nhà hàng Sakura, một trong ba nhà hàng tại trung tâm lưu trú Olympic. (Nguồn: Getty Images)

Các vận động viên dùng bữa tại nhà hàng Sakura, một trong ba nhà hàng tại trung tâm lưu trú Olympic. (Nguồn: Getty Images)

Các vận động viên đua xe tập luyện tại Tokyo. (Nguồn: Getty Images)

Các vận động viên đua xe tập luyện tại Tokyo. (Nguồn: Getty Images)

Đô vật người Mỹ Gregory Ruth (trái), đấu với Sereeter Danzandarjaa của Mông Cổ. (Nguồn: AP)

Đô vật người Mỹ Gregory Ruth (trái), đấu với Sereeter Danzandarjaa của Mông Cổ. (Nguồn: AP)

Olympic Tokyo năm 1964 là lần đầu tiên xuất hiện các nội dung thi đấu mới, gồm judo nam và bóng chuyền. Trong ảnh là vận động viên bóng chuyền Brazil Ramalho Oliveira (áo số 8) chặn một cú đánh của đối thủ người Nhật Bản Terushia Moriyama. (Nguồn: Getty Images)

Olympic Tokyo năm 1964 là lần đầu tiên xuất hiện các nội dung thi đấu mới, gồm judo nam và bóng chuyền. Trong ảnh là vận động viên bóng chuyền Brazil Ramalho Oliveira (áo số 8) chặn một cú đánh của đối thủ người Nhật Bản Terushia Moriyama. (Nguồn: Getty Images)

Hoàng tử Thái Lan Birabongse Bhanudej thi đấu ở bộ môn đua thuyền cùng với Công chúa Arunee và Prateep Areerob. (Nguồn: Getty Images)

Hoàng tử Thái Lan Birabongse Bhanudej thi đấu ở bộ môn đua thuyền cùng với Công chúa Arunee và Prateep Areerob. (Nguồn: Getty Images)

Thành công trong việc chứng minh năng lực tổ chức một sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới như Thế vận hội mùa Hè 1964 đã mang lại cho Nhật Bản 3 giải thưởng danh giá của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), gồm bằng khen, cúp Olympic và danh hiệu Bonacossa. (Nguồn: Getty Images)

Thành công trong việc chứng minh năng lực tổ chức một sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới như Thế vận hội mùa Hè 1964 đã mang lại cho Nhật Bản 3 giải thưởng danh giá của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), gồm bằng khen, cúp Olympic và danh hiệu Bonacossa. (Nguồn: Getty Images)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/nhin-lai-nhung-hinh-anh-xuc-dong-tai-ky-olympic-dau-tien-o-nhat-ban-152108.html