Ngày 30-9, vụ nổ điện thoại tại xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã khiến một người tử vong. Nạn nhân là anh Lê Văn Giang (SN 1993). Kết quả từ việc khám nghiệm hiện trường của công an huyện Nghĩa Hành xác định, anh Giang bị điện thoại phát nổ dẫn đến tử vong khi vừa dùng vừa sạc pin
Trước đó, ngày 8-9-2019, sự cố điện thoại nổ tại huyện Đakrông, Quảng Trị, cũng khiến cho anh Nguyễn Hữu Y (SN 1995) bị thương. Theo thông tin trên báo CAND, anh Y chơi games trong lúc máy đang sạc và khiến cho điện thoại phát nổ, khiến anh bị bỏng cấp độ 1,2 với thương tích 30% thân thể
Hay như vụ nổ điện thoại vào giữa tháng 1-2019 ở Nam Định. Nạn nhân là nam thanh niên Vũ Minh G (17 tuổi). Vụviệc xảy ra vào thời điểm giữa trưa khi G ngồi trên giường vừa dùng điện thoại vừa cắm sạc
Bất ngờ tiếng nổ lớn phát ra, mọi người trong nhà phát hiện bàn tay của G bị nát bươm và đã nhanh chóng đưa em tới bệnh viện đa khoa của tỉnh. Bác sĩ điều trị cho G cho biết: bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, không còn khả năng nối lại các ngón tay
Không chỉ có việc sử dụng các dây sạc cắm trực tiếp vào ổ điện mới gây nguy hiểm mà cục sạc dự phòng cũng tiềm ẩn nguy cơ nổ rất lớn nếu người dùng không thật sự tỉnh táo. Vụ việc xảy ra tại tỉnh Đồng Nai vào ngày 17-6-2019, anh Nguyễn Văn D (SN 1997) đã phải nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát, biến dạng
Nguyên nhân được xác định là do D vừa sử dụng điện thoại, vừa sạc pin dự phòng. Dotổn thương nặng, bàn tay dập nát nhiều nên bệnh nhân đã phải cắt bỏ hoàn toàn cả bàn tay của mình
Một vụ nổ điện thoại khác tại tỉnh Nghệ An cũng đã khiến cho em nhỏ Trương Xuân H (7 tuổi) bị chấn thương nặng ở hai bàn tay. H sửdụng điện thoại của bố mẹ đang sạc ở nhà và bất ngờ phát nổ. Hàng xóm xung quanh phát hiện ra H trong tình trạng H ngất xỉu, bị thương ở hai bàn tay, chiếc điện thoại vỡ vụn nhiều mảnh
Bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An xác định tay trái H bị dập nát, phải cắt 3 ngón, tay phải chấn thương nặng. Ngoài ra, vụ nổ còn khiến bệnh nhân H tổn thương ở mắt, suy giảm thị lực
Không chỉ có việc sử dụng điện thoại trong lúc sạc mà ngay cả việc để gần người cũng có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Vụ việc của nam thanh niên (28 tuổi, trú tại Quảng Ninh) khiến không ít người phải ngạc nhiên và đặt ra những suy nghĩ
Chiếc điện thoại phát nổ lúc nửa đêm khiến anh bị thương, chảy nhiều máu, choáng và mất cảnh giác. Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí xác định bệnh nhân bị rách 2/3 màng nhĩ, vết thương không tự liền được mà cần phẫu thuật để vá lại
Nguyên nhân từ các vụ nổ điện thoại là do chính thiết bị của người dùng cũ, pin cũ, hoặc các linh kiện không đảm bảo
Ngoài ra, điểm tiếp xúc chân sạc và ổ cắm không tốt, môi trường ẩm ướt cũng rất dễ gây nên các vụ nổ với hậu quả hết sức thương tâm
Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều lần, từ chính các hãng sản xuất điện thoại, các chuyên gia và hay việc chứng kiến với các vụ nổ trên thực tế, tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn. Một phần bởi đây được coi là thói quen của người dùng điện thoại nên rất khó bỏ
Do đó, để bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh thì người dùng cần tự thay đổi, ý thức được tính chất nguy hiểm từ các vụ nổ, giúp hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy đến
Nguyễn Minh (Tổng hợp)