Nghiên cứu mới: Viêm gan bí ẩn ở trẻ em liên quan tới virus adeno2 hoặc AAV2

Theo 3 nghiên cứu độc lập đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, đợt bùng phát viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em có thể liên quan tới virus adeno2 hoặc AAV2, loại virus đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Từ tháng 4 tới tháng 7/2022, hơn 1000 trẻ em trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 22 trẻ đã tử vong do bệnh viêm gan bí ẩn và 50 ca ghép gan đã được thực hiện để cứu mạng trẻ.

Nghiên cứu mới cho thấy AAV2 có thể liên quan tới căn bệnh này. Loại virus phổ biến ở trẻ em này không thể tự sao chép trừ khi có sự hiện diện của một loại virus “trợ giúp” khác, chẳng hạn như adenovirus hoặc herpesvirus.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy AAV2 có mặt trong số gần như tất cả trẻ em bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và nhiều trẻ bị nhiễm nhiều loại virus trợ giúp.

Đợt bùng phát viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em năm 2022 có thể liên quan tới virus adeno2 hoặc AAV2, loại virus đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Đợt bùng phát viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ em năm 2022 có thể liên quan tới virus adeno2 hoặc AAV2, loại virus đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Một trong những nghiên cứu mới, phân tích các mẫu mô của trẻ em ở Hoa Kỳ, đã phát hiện AAV2 ở 93% trong số 14 trường hợp mắc viêm gan bí ẩn cấp tính và chỉ 4% ở các trường hợp kiểm soát được bệnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả trẻ em bị nhiễm AAV2 đều bị đồng nhiễm với một loại virus “trợ giúp” - có thể là herpesvirus 6 ở người hoặc virus Epstein-Barr - có thể thúc đẩy quá trình sao chép AAV2.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc đồng nhiễm AAV2 có thể gây ra bệnh gan nghiêm trọng hơn so với nhiễm adenovirus hoặc herpesvirus đơn thuần", các tác giả nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu thứ 2 diễn ra ở Vương quốc Anh ghi nhận mức AAV2 cao ở 96% trong số 28 trẻ em viêm gan bí ẩn cấp tính.

Nghiên cứu thứ 3 cho thấy phản ứng miễn dịch bất thường có thể thúc đẩy tổn thương gan do AAV2.

Các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh đã nhận thấy nồng độ AAV2 cao trong các mẫu máu và gan của 81% trong số 32 trẻ bị ảnh hưởng và chỉ phát hiện mức AAV2 thấp ở 7% trong số 74 trẻ không bị ảnh hưởng. Trong nhóm bị ảnh hưởng, 93% mang đột biến gen khiến một người mắc các bệnh tự miễn liên quan đến tế bào T, một loại tế bào miễn dịch.

Adenovirus- Nghi phạm gây bệnh viêm gan bí ẩn có khả năng gây bệnh gì?

Bảo Linh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nghien-cuu-moi-viem-gan-bi-an-o-tre-em-lien-quan-toi-virus-adeno2-hoac-aav2-16923033116464171.htm