Lầu Năm Góc mới đây đã bí mật điều động và triển khai tàu ngầm hạt nhân USS West Virginia (SSBN-736) ngoài khơi đảo Diego Garcia, thông tin trên sau khi được công bố đã gây xôn xao trong giới truyền thông.
Hòn đảo trên nằm ở Ấn Độ Dương và chiếc tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã ở đó từ tháng 10/2022. Tuy nhiên đến bây giờ Lầu Năm Góc mới công bố tin tức. Hoạt động của chiếc chiến hạm này là một phần trong đợt triển khai kéo dài nhiều tháng của Hải quân Mỹ.
SSBN-736 có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tàu ngầm này thuộc lớp Ohio của Hải quân Mỹ, Lầu Năm Góc còn tổng cộng 14 chiếc thuộc lớp. USS West Virginia được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ lưu trú dài ngày trên biển.
Báo chí Mỹ sau đó cũng nhấn mạnh từ “bí mật” liên quan đến việc triển khai tàu ngầm. Đảo Diego Garcia được sử dụng khá tích cực bởi Quân đội Mỹ và Anh. Tuy nhiên hòn đảo này do Mauritius kiểm soát, mặc dù chủ quyền của họ cho đến nay vẫn còn tranh chấp.
Nhưng cần lưu ý, tòa án quốc tế đã ra lệnh cho Anh phải bàn giao quyền kiểm soát trước thời hạn cho Mauritius, phán quyết được đưa ra vào năm 2019. Hòn đảo nằm cách Hindustan 1.600 km và Maldives 1200 km về phía Nam.
Các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng việc triển khai tàu ngầm, khi yêu cầu nó đi một chặng đường dài đến đảo Diego Garcia như là một cuộc biểu dương sức mạnh và khả năng của Hải quân Mỹ.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Washington đã chứng tỏ với “các đối thủ tiềm tàng” rằng họ có khả năng bí mật triển khai một tàu ngầm tên lửa đạn đạo tại bất cứ nơi đâu trên thế giới trong một thời gian rất dài.
Tuy nhiên, không rõ cảnh báo của Mỹ nhằm vào ai. Nga hoặc Trung Quốc có thể là những bên nhận được "sự ưu ái", nhưng Washington cũng có thể đang cảnh báo Bình Nhưỡng sau khi Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa trong thời gian qua.
Cũng có khả năng cảnh báo đã được Mỹ gửi tới Mauritius - quốc gia ngoài việc hiện đang kiểm soát hòn đảo này còn tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên nếu vậy đây sẽ là sự phô trương sức mạnh quá mức.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia quân sự - chính trị quốc tế còn nhận xét rằng thực tế là một minh chứng như vậy cho thấy Mỹ có đủ khả năng thu thập thông tin tình báo, trong khi bỏ mặc đối thủ trong bóng tối.
Ngoài ra, tầm nhìn xa “bí mật” như vậy làm tăng đáng kể khả năng răn đe hạt nhân của nước Mỹ. Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Quân đội Mỹ - Đô đốc Charles Richard cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Một yếu tố nữa cần nhắc đến đó là hiện nay đã có khá nhiều tàu ngầm chiến lược Ohio được Mỹ cho trải qua chương trình hoán cải công năng, biến chúng từ bệ phóng tên lửa đạn đạo thành phương tiện mang tên lửa hành trình.
Cụ thể, những ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident đã được tháo bỏ và thay thế bằng bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk với số lượng đạn sẵn sàng chiến đấu lớn hơn rất nhiều.
Những tàu ngầm lớp Ohio được hoán cải như vậy sẽ không bị bó hẹp trong nhiệm vụ răn đe chiến lược mà giờ đây chúng có thể đóng vai trò một nền tảng mang vũ khí chiến thuật, để sử dụng trong những cuộc xung đột cục bộ.
Bạch Dương