Mỹ đang là nạn nhân của vũ khí Nga

Không chỉ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, Mỹ còn đang tự biến mình thành nạn nhân của cuộc đua phát triển vũ khí trong không gian với Nga.

Sputnik dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới (TSAMTO), ông Igor Korotchenko cho biết, việc Mỹ cáo buộc Nga chế tạo vũ khí chống vệ tinh và vũ khí không gian, nhằm chối bỏ trách nhiệm và chứng minh những phát triển của họ trong lĩnh vực này chỉ là phản ứng trước hành động của Moscow.

"Bất kỳ lời buộc tội nào đối với Nga của các quan chức Mỹ đều bị chính trị hóa và được đưa ra để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các kế hoạch của Washington. Rõ ràng là trong những năm tới, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Hiện tại, họ đang chuẩn bị vũ khí và cơ sở hạ tầng phù hợp.

Mỹ đã hành động tương tự trước khi tuyên bố rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Những lời tuyên truyền trơ trẽn, không chứng thực được bất cứ điều gì ngoại trừ mong muốn đổi chiều mũi tên về phía Nga", vị giám đốc này nói.

Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Điều này đã được chứng minh bằng việc chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh về việc thành lập lực lượng không gian Mỹ, nơi sẽ đảm nhiệm việc triển khai vũ khí tấn công trong không gian.

"Những lời buộc tội chống lại Nga theo đuổi một mục tiêu — đó là chối bỏ trách nhiệm của chính họ, chuyển chúng sang Nga và tự thể hiện mình là nạn nhân của "kẻ thù Nga", ông Korotchenko nhấn mạnh.

Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis cũng đã kêu gọi Lầu Năm Góc triển khai và sử dụng vũ khí tấn công trong không gian. Vũ khí trong không gian có vị thế sống còn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia Mỹ, do đó, Lầu Năm Góc cần sẵn sàng triển khai và sử dụng chúng trong không gian.

Không những vậy, ông Mattis còn bày tỏ, nước Mỹ sẽ phải sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí tấn công trong không gian, trong trường hợp ai đó quyết định quân sự hóa và bắt đầu tấn công.

Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí và Hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Vladimir Ermakov đã cảnh báo Mỹ không nên đưa vũ khí vào không gian.

"Trong học thuyết quân sự của Mỹ quy định rất rõ ràng rằng, nước này sẽ huy động toàn bộ lực lượng có thể huy động được để giành quyền chủ đạo trong không gian.

Điều này nhằm mục đích gì? Không nói mọi người cũng thấy rất rõ. Trong trường hợp tất yếu, Mỹ sẽ bố trí vũ khí tấn công và các thiết có thể hủy diệt bất cứ quốc gia nào khác mà Mỹ không thích", ông Vladimir Ermakov cho biết.

Theo nhận định của tờ Defense News, việc Mỹ cáo buộc Nga phát triển vũ khí không gian về thực chất đang che giấu sự thật Mỹ cũng đang phát triển vũ khí trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc biết rõ mình đang lạc hậu so với Nga.

Trên thực tế, từ cuối năm 2017, Nga đã thử thành công thiết bị đặc biệt trên vệ tinh Kosmos-2519 - thiết bị có thể ngăn chặn vệ tinh đối phương bất cứ lúc nào khi cần. Thiết bị bay không gian trên được thử nghiệm trên vệ tinh quỹ đạo thấp Kosmos-2519 được phóng lên quỹ đạo giữa năm 2017.

Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị giám sát đã tách khỏi Kosmos-2519 tiến hành các bài tập cơ động và quay trở lại vệ tinh mẹ. Các bài kiểm tra cũng kiểm tra độ tin cậy của phần mềm điều khiển của thiết bị giám sát trên quỹ đạo. Thiết kế chính của thiết bị giám sát vệ tinh mới là tính toán quỹ đạo bay, giám sát các kênh liên kết và phương án ngăn chặn vệ tinh đối phương trong trường hợp cần thiết.

Không chỉ trong lĩnh vực vũ khí không gian, Mỹ còn cho thấy mình đang thua Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Bởi trong khi Nga đã có loạt cuộc thử nghiệm thành công vưới những tên lửa Zircon, Kinzhal và Avangard thì Mỹ vẫn chưa có một sự án cụ thể nào thành hình dù đang dốc sức phát dành cho lĩnh vực này.

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dang-la-nan-nhan-cua-vu-khi-nga-3376609/