Trong số những loài ếch giun có mặt trên thế giới, loài ếch giun kỳ lạ này đứng đầu danh sách những loài lưỡng cư độc dị. Loài ếch giun hiếm lạ ở Việt Nam này chỉ được phát hiện ở một số vùng của Việt Nam, có tên khoa học là Ichthyophis bannanicus, thuộc họ ếch giun Ichthyophiidae và bộ không chân Gymnophiona, ếch giun không giống bất cứ một loài ếch nào khác, chúng không có chân. Ảnh: War/Nguyễn Vũ Khôi
Sở dĩ có tên gọi là ếch giun bởi ngoại hình của loài ếch này giống hệt như một con giun khổng lồ. Tuy vậy, với sọc vàng nổi bật hai cạnh sườn và chiều dài từ 10 - 30cm ếch giun độc dị vẫn khiến nhiều người chết khiếp, lầm tưởng nó là con non của một loài rắn lạ. Ảnh: War/Nguyễn Vũ Khôi
Hơn nữa, thân hình của bò sát, có sọc dọc nâu vàng trơn bóng cùng chiếc đầu dẹt ngoe nguẩy của loài ếch giun này lại càng khiến người ta liên tưởng đến những loài rắn độc có màu sắc nổi bật, bắt mắt. Ảnh: War/Nguyễn Vũ Khôi
Đặc điểm nhận dạng của loài ếch giun độc lạ này là mắt như hai chấm đen, không mi. Đầu nhỏ hơi dẹp, mõm tương đối nhọn và có hàm rõ. Lưng màu nâu đen, bụng nhạt hơn. ở mỗi bên thân có một dải màu vàng chạy dài từ góc hàm tới gốc đuôi. Ảnh: War/Nguyễn Vũ Khôi
Ở giai đoạn nòng nọc, ếch giun có mang ở hai bên cổ. Khi trưởng thành, mang ở hai bên cổ tiêu biến và con vật hô hấp theo cách khác.
Thường sống ở những nơi có độ cao có thể lên tới 900 – 1000m, chui luồn trong đất, hang của loài vật này thường ở những nơi đất xốp sâu khoảng từ 20 – 30cm gần ao hồ hay chui rúc dưới các tảng đá lớn nằm cạnh các con suối. Thức ăn của chúng là loài giun đất, côn trùng khác.
Không chỉ đặc biệt về mặt ngoại hình, ếch giun cái không vô trách nhiệm như các loài ếch giun khác, đẻ xong trứng là xong nhiệm vụ. Ếch giun quả thật xứng đáng với danh hiệu người mẹ nặng tình trong thế giới động vật lưỡng cư.
Sau khi đẻ trứng ở gần chỗ có nước, độ ẩm cao, ếch giun cái vẫn cuốn lấy trứng để bảo vệ trứng khỏi khô, đồng thời điều tiết nhiệt độ thích hợp để con non có cơ hội phát triển tốt nhất.
Hiện, ếch giun mới chỉ được phát hiện ở một số vùng của Việt Nam và Vân Nam, Trung Quốc, có giá trị rất lớn trong nghiên cứu khoa học nhưng môi trường sống bị thu hẹp nghiêm trọng khi đất rừng bị thu hẹp, xói mòn, do sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, do lũ lụt kéo dài dễ làm chúng chết ngạt trong đất.
Cận cảnh một con ếch giun hiếm lạ ở Việt Nam.
Đinh Ngân (TH)