Liên tiếp các vụ cháy nhà trọ, chung cư mini gây hậu quả thảm khốc: Làm gì để ngăn chặn?

Thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng, Công an TP Hà Nội khuyến cáo một số nội dung về phòng cháy, chữa cháy cần thực hiện ngay để giảm bớt nguy cơ cháy nổ.

Vì sao nhà trọ, chung cư mini hay xảy ra cháy?

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy nhà trọ, chung cư mini gây hậu quả nghiêm trọng, mới đây nhất vụ cháy nhà trọ ở ngõ 43 phố Trung Kính, phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 14 người tử vong, một lần nữa lại dấy lên những lo ngại về sự an toàn của các công trình nhà ở này.

Trước đó là hàng loạt các vụ cháy khác đây hậu quả đau lòng, đặc biệt là vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong, 37 người bị thương xảy ra hồi tháng 9/2023 ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).

Đặc điểm chung của các vụ cháy làm chết người nêu trên đều xảy ra vào đêm khuya và rạng sáng, khi các gia đình đang ngủ say. Việc thiếu các phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy sớm là một trong những nguyên nhân không phát hiện cháy kịp thời.

Khi phát hiện thì lửa lớn, khói dày đã lan nhanh lên các tầng nhà. Điều này lại càng gây tâm lý hoảng loạn, không còn khả năng kiểm soát tình hình cũng như thoát nạn dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo thống kê hiện nay, tại các thành phố lớn có số lượng người lao động và học sinh, sinh viên tập trung về làm việc, học tập cao. Vì thế nhu cầu thuê trọ tại các khu nhà cho thuê, chung cư mini phổ biến. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với loại hình trên lại không được chủ cơ sở và người thuê trọ thật sự quan tâm.

Đây cũng là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao do mật độ người ở đông đúc, diện tích sử dụng hạn chế thường nhiều người ở trong một phòng chật hẹp ăn, ngủ, sinh hoạt, nấu nướng trong một không gian hẹp, chứa nhiều vật dụng gia đình dễ bắt cháy. Nhiều nhà trọ, chung cư mini nằm trong các hẻm sâu, hẹp, cách xa nguồn nước, không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC&CNCH như: lối thoát nạn, bố trí, sắp xếp vật dụng, hàng hóa...

Chung cư mini, nhà trọ thường có kết cấu là dạng nhà ống, nằm sâu trong ngõ hẻm, phần lớn chỉ có một lối thoát duy nhất là cửa chính ở tầng 1, tuy nhiên vì tâm lý sợ mất trộm và tiện dụng nên chủ đầu tư, ban quản lý, chủ nhà trọ thường sử dụng cửa cuốn trên lối thoát duy nhất này khiến nó không còn đảm bảo là lối thoát nạn.

Nhà tập thể cũ "cõng" thêm những chuồng cọp là hình ảnh quen thuộc, thường thấy tại Hà Nội. Các chuồng cọp đều kín, rất ít chuồng cọp có mở thêm cửa thoát hiểm phụ.

Nhà tập thể cũ "cõng" thêm những chuồng cọp là hình ảnh quen thuộc, thường thấy tại Hà Nội. Các chuồng cọp đều kín, rất ít chuồng cọp có mở thêm cửa thoát hiểm phụ.

Kết hợp với việc làm "chuồng cọp", rào chắn toàn bộ bên trên dẫn đến không có lối thoát lên sân thượng hoặc không có lối thoát sang nhà bên cạnh khi xảy ra cháy, nổ ở các tầng bên dưới, khi đó cư dân, người thuê trọ chạy thoát nạn xuống dưới cũng chết vì cháy, chạy lên trên cũng chết ngạt vì khói khí độc.

Những phía còn lại của chung cư mini, nhà trọ hầu hết tiếp giáp với các nhà dân xung quanh, không có lối thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

Đặc biệt, chủ nhà trọ, người thuê trọ còn chủ quan, lơ là, bất cẩn trong việc sử dụng các thiết bị điện trong sinh hoạt, đặc biệt sạc pin các thiết bị điện như điện thoại, xe máy điện, đạp điện, bình ắc quy... xuyên đêm, đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC&CNCH

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo một số nội dung về phòng cháy, chữa cháy cần thực hiện ngay: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cần tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người lao động chấp hành nội quy, quy định PCCC. Thường xuyên tự kiểm tra, khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ.

Quá trình sản xuất, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo một số nội dung về phòng cháy, chữa cháy cần thực hiện ngaynh doanh cần sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; bảo đảm các điều kiện chữa cháy tại chỗ; tổ chức các ca trực để kịp thời phát hiện và dập tắt cháy ngay khi mới phát sinh.

Đối với các khu dân cư, chính quyền địa phương cần xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng và các mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC", "Điểm chữa cháy công cộng"; xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức các tình huống giả định cháy sát thực tế; phát huy thực sự có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ".

Đối với hộ gia đình thì phải có giải pháp ngăn cháy lan; thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện,... để kịp thời khắc phục những nguy cơ gây cháy; tắt nguồn lửa và ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; cẩn trọng trong việc thắp hương, đốt vàng mã.

Khuyến cáo, kiến nghị các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động để kịp thời báo cháy, cảnh báo cho con người thoát nạn ngay từ thời điểm ban đầu khi đám cháy mới phát sinh.

Cuối cùng, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC&CNCH, tự trang bị kiến thức, kỹ năng về và thực hiện nghiêm các quy định, nội quy an toàn PCCC&CNCH.

Khi phát hiện cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh; ngắt nguồn điện; đồng thời báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114 và tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

Nguyễn Long

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/lien-tiep-cac-vu-nha-tro-chung-cu-mini-chay-gay-hau-qua-tham-khoc-lam-gi-de-ngan-chan-20240525155738107.htm