Kỳ lạ con sông dài nhất thế giới nhưng không có cây cầu nào bắc qua
Trải dài từ dãy Andes tới Đại Tây Dương qua nhiều quốc gia Nam Mỹ, thế nhưng, kỳ lạ thay, con sông dài khoảng 6.400km này lại tuyệt nhiên không có một cây cầu nào bắc qua.
Con sông dài nhất thế giới
Khi nhắc đến sông Amazon, ai cũng hình dung được sự hùng vĩ của nó. Dòng sông này có nhiều dài khoảng 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia là Peru, Columbia và Brazil.
Sông Amazon - con sông lớn nhất thế giới với lưu lượng trung bình khoảng 219.000 m3/s. Nó cũng là con sông có diện tích thoát nước lớn nhất và nhiều phụ lưu nhất thế giới. Đây là con sông dài thứ 2 thế giới chỉ sau sông Nile.
Sông Amazon nằm trong vùng khí hậu rừng mưa nhiệt đới, khí hậu rừng mưa nhiệt đới đặc trưng bởi nhiệt độ cao và mưa quanh năm, lượng mưa hàng năm lên tới hơn 2000mm.
Không chỉ lượng mưa nhiều, sông Amazon còn có 15.000 phụ lưu, và nước từ các phụ lưu sẽ tiếp tục bơm vào sông Amazon. Tuy nhiên, các phụ lưu không chỉ mang theo nước sông mà còn có rất nhiều phù sa, khi phù sa cuốn theo lũ sẽ khiến sông Amazon mất kiểm soát, không chỉ khiến mực nước dâng cao, chiều rộng sông mở rộng và đôi khi xảy ra chuyển dòng.
Trong khi những con sông khác được con người "thuần hóa" thì sông Amazon vẫn là một con thú hoang là do lưu lượng của sông Amazon thực sự quá lớn, với tốc độ dòng chảy là 219.000 m3/s, mạnh hơn gấp nhiều lần bất kỳ con sông nào trên thế giới.
Cùng với địa hình bằng phẳng của sông Amazon, khó có thể xây dựng các hồ chứa lớn để chặn đỉnh lũ, do đó, một khi lượng mưa cục bộ nhiều, nước sông Amazon sẽ mất kiểm soát và đổ thẳng xuống hạ lưu.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều đáp án khác nhau, trong đó phổ biến nhất là vì dòng sông này tách biệt với các khu dân cư.
Hai bên bờ sông Amazon có ít người sinh sống, môi trường còn tương đối thô sơ, việc đi lại của họ phụ thuộc nhiều hơn vào tàu bè nên việc xây cầu không có nhiều tác dụng.
Dòng sông tuy rộng dài nhưng nằm trong khu vực cực thưa dân, không có khu công nghiệp nào xung quanh cần cầu đường để phục vụ vận tải.
Theo ông Walter Kaufmann tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH), chính vì không có nhu cầu nên không có những cây cầu bắc qua sông Amazon. Tất nhiên, việc xây dựng cũng sẽ có rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và logistic.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai, lưu vực sông Amazon được bao phủ dày đặc bởi các nhánh sông nhỏ, và chỉ một cây cầu không thể giải quyết vấn đề đi lại.
Do tính thiếu ổn định của đất dọc con sông, đất sẽ thay đổi theo từng mùa khác nhau, theo mực nước của sông và độ mặn của đất.
Việc sông Amazon thường xuyên chuyển dòng và lũ lụt không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương mà còn khiến người dân không thể xây cầu ở đây, bởi một khi dòng sông bị chuyển hướng, cây cầu sẽ không còn tác dụng gì nữa. Do những yếu tố này, gần như không thể xây dựng một cây cầu bắc qua sông Amazon.
Amazon không phải là địa điểm lý tưởng cho những người xây cầu vì nó có một loạt trở ngại tự nhiên mà các kỹ sư và công nhân xây dựng cần phải vượt qua.
Địa hình đầm lầy rộng lớn và đất mềm của con sông này sẽ yêu cầu cầu cạn dẫn vào rất dài và nền móng rất sâu.
Ngoài ra, sự thay đổi vị trí của dòng chảy của sông qua các mùa, chênh lệch ở độ sâu của nước, sẽ khiến việc xây dựng trở nên "cực kỳ khắt khe". Điều này một phần là do mực nước sông lên xuống quanh năm và trầm tích mềm ở bờ sông xói mòn và dịch chuyển theo mùa.
Như vậy, có thể thấy lý do về địa hình cũng như độ thực tế về giá trị kinh tế đã khiến không có một cây cầu nào được xây dựng trên dòng sông Amazon.
Những điều thú vị về sông Amazon
Rất nhiều chuyên gia đã tranh luận về nguồn gốc của con sông hùng vĩ này từ những năm 600. Tuy nhiên những khám phá gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn gốc thực sự của Amazon là sông Mantaro ở Tây Nam Peru.
Dòng sông đáng kinh ngạc này chảy qua lãnh thổ của chín quốc gia khác nhau bao gồm: Brazil, Peru, Columbia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và French Guiana.
Hầu hết các quốc gia này thuộc Nam Mỹ. Với kích thước khoảng 6.400km thì sông Amazon là dòng sông dài thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau sông Nile ở châu Phi.
Trong mùa mưa, sông Amazon tăng thêm khoảng 190 km về chiều rộng. Trên thực tế, dòng sông trở nên rộng lớn đến mức đôi khi người ta gọi nó là "biển".
Có 20% nước ngọt từ sông Amazon đổ vào Đại Tây Dương. Nước ngọt cùng với sự pha loãng muối trong nước biển làm thay đổi màu sắc bề mặt của đại dương trong hơn 2.600.000 km vuông. Điều này tạo nên một cái nhìn khá ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho khu vực Đại Tây Dương.
Dòng sông này là nơi sinh sống của hơn 3.000 loài cá đủ loại, chủng loài khác nhau. Trong danh sách 3000 loài cá này có sự xuất hiện của nhiều loài cá nguy hiểm: Arapaima khổng lồ - một loài cá ăn thịt có kích thước như một người đàn ông trưởng thành. Ngoài ra còn có cá mập bò, lương điện, cá đuối gai độc, cá pianha.
Năm 2007, một người có tên là Martin Strel đã thực hiện một cuộc thám hiểm dòng sông Amazon bằng cách bơi theo chiều dài của sông Amazon. Người đàn ông này đã bơi 10 giờ mỗi ngày, trong 66 ngày trước khi hoàn thành kỳ tích ấn tượng này.
KHÁNH LINH (tổng hợp)