Sở dĩ cái tên chợ hoa Hàng Lược được người dân ưu ái gọi như vậy vì đây là phiên chợ hoa Tết thường niên, được tổ chức trên phố Hàng Lược, có thể coi là một nét văn hóa lâu đời tại Hà Nội.
Chợ hoa Hàng Lược chỉ họp một lần duy nhất trong năm, từ 23 tháng Chạp tới tận ngày 30. Người dân từ khắp các vùng trồng hoa, quất đều mang những sản phẩm của mình về đây họp chợ, tạo nên một không khí Tết rất riêng của Thủ đô.
Không khí đông vui, nhộn nhịp tại khu vực chợ hoa Hàng Lược
Nhắc tới chợ hoa ngày xuân, người ta không thể không nhắc tới những cây quất, cành đào, những cây mai thế,... Và chợ hoa Hàng Lược cũng không ngoại lệ, không khó để nhận ra sắc hoa xuân đã tràn ngập khắp phố phường.
Những cây mai có hình dáng đẹp, độc đáo phục vụ nhu cầu các khách hàng thích “chơi mai thế"
Quất cảnh vẫn là một mặt hàng bán chạy tại chợ hoa trong mỗi dịp Tết
Nhờ thời tiết nồm ẩm đặc trưng của mùa xuân miền Bắc, những cành đào tại chợ đã nở rộ
Những chậu quất “thần tài" cũng được người dân rất ưa chuộng, không chỉ vì ý nghĩa phong thủy mà còn nhỏ gọn dễ trưng bày trên bàn làm việc hay trong nhà
Mặt hàng hoa giả cũng được bày bán trong chợ hoa vì độ bền và thẩm mỹ cao
Màu đỏ rực rỡ sắc xuân tại các gian hàng tại chợ hoa Hàng Lược
Những đồ treo cây kiểng nhỏ xinh được tin rằng sẽ mang lại nhiều may mắn trong dịp năm mới
Phong bao lì xì cũng được thiết kế sao cho đẹp mắt và hợp với bối cảnh dịch Covid hơn
Mứt Tết - thức quà đặc trưng của ngày xuân được bày bán vô cùng bắt mắt
Ngoài ra, khu vực chợ hoa Hàng Lược những năm gần đây còn được mở rộng thêm phố Bích họa Phùng Hưng, phục vụ nhu cầu du xuân của người dân
Khung cảnh phiên chợ Tết xưa được tái hiện tại phố Bích họa Phùng Hưng
Văn hóa thư pháp cũng được góp mặt trong chợ hoa, thể hiện được nét đẹp văn hóa lâu đời của Thủ đô
Chợ hoa Hàng Lược cũng là cơ hội những cho nghệ nhân tò he được trưng bày những tác phẩm của mình
Dù đông đúc nhưng những thương nhân và những người dân đến thăm chợ hoa đều tuân thủ nghiêm chỉnh quy định 5K nhằm phòng chống dịch Covid
Nguyễn Đặng Hương Giang