Khi cung nữ thân cận quan sát cách tắm của Từ Hi thái hậu, cô phát hiện ra một bí mật có thể là lý do dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh
Cuối nhà Thanh là một thời kỳ đầy biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là thời kỳ gần nhất với thời hiện đại và có rất nhiều ghi chép li kỳ đến độ khiến người đọc phải sởn da gà. Đặc biệt là giai thoại về Từ Hi thái hậu.
Tính đến thời điểm này, các câu chuyện về cuộc sống riêng tư của Từ Hi Thái hậu nhiều không kể xiết. Và người viết cũng phong phú, đa dạng giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan đa chiều. Đó là lời kể của các nhà truyền giáo và nhạc sĩ phương Tây, những bài viết của hoạn quan và cung nữ trong cung, cũng như vài lời của Khang Hữu Vi và Trương Chi Động.
Trong số tất cả tác phẩm đó, có một cuốn sách thu hút sự chú ý nhiều nhất là "Hai năm trong Tử Cấm Thành" của Dụ Đức Linh, một nữ quan hầu hạ bên cạnh Từ Hi thái hậu.Là cung nữ và sau này là nữ quan quan trọng, Dụ Đức Linh có cơ hội phục vụ Từ Hi Thái hậu, được tìm hiểu rất nhiều về cuộc sống đời tư thực sự của bà. Vì vậy, lời văn của Dụ Đức Linh trong cuốn sách gây tranh cãi lớn về mức độ đáng tin cậy.
Tạm bỏ qua về thực hư câu chuyện, việc Từ Hi thái hậu sống xa hoa là điều khỏi phải bàn cãi, vì hầu hết các lời nhận xét về bà đều chứng minh được việc đó. Từ Hi thái hậu phóng túng từ việc ăn, uống, cho đến cả việc tắm. Dụ Đức Linh đã phát hiện ra lý do về sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh khi được hầu hạ "lão Phật gia" tắm rửa.
Theo ghi chép, việc tắm rửa của Từ Hi thái hậu là một việc rất khó khăn và thường dễ dẫn tới họa rơi đầu. Để phục vụ tốt, tổng quản trong cung đã phải chọn lựa 4 người từ hàng ngàn cung nữ chuyên chuẩn bị và hầu hạ thái hậu tắm rửa. 4 người này phải có tay nghề cao và cực kỳ hiểu chuyện, chỉ cần nhìn một cái là có thể hiểu được tâm ý của chủ nhân.
Trong suốt quá trình phục vụ, các cung nữ chỉ được phép quỳ, ánh mắt của họ không được động đậy dù chỉ một chút. Để thuận tiện cho việc đưa đồ cho thái hậu, họ sẽ được phân công quỳ ở các vị trí khác nhau, mỗi người chịu trách nhiệm một phần của quá trình.
Lúc tắm rửa, Từ Hi sẽ cần dùng đến vài chiếc khăn, tuy nhiên, những chiếc khăn này không được dính một chút ẩm nào, nếu không sẽ bị chặt đầu. Những chiếc khăn này được dệt từ lụa vàng bằng kỹ thuật thủ công điêu luyện nhất. Dù có giá trị lớn như vậy nhưng Từ Hi cứ thế lãng phí hàng trăm chiếc mỗi ngày.
Ngoài khăn tắm, nước trong bồn tắm cũng phải pha chế đặc biệt. Nước tắm của Từ Hi thường chứa nhiều công thức bí mật để làm mịn và tăng cường sức sống cho làn da, dễ nhận thấy nhất là trong nước có ngâm những cánh hoa khác nhau. Những cánh hoa này là được nhặt bằng tay lúc hoa vừa hé nở, và phải nhặt từ sáng sớm để cánh hoa tươi nhất. Rất nhiều thái giám và cung nữ đã được vận động cho công cuộc hái hoa này, vô cùng mệt mỏi.
Sự hưởng thụ của Từ Hi thái hậu đã đạt đến tột cùng phung phí trong khi ngân khố cạn kiệt, dân chúng lầm than. Hoàng đế cũng từng bày tỏ mong muốn thái hậu tiết kiệm chi tiêu, nhưng theo những gì mà Dụ Đức Linh ghi lại thì ngay cả khi triều đại sụp đổ, Từ Hi thái hậu vẫn sẽ rút hết giọt máu cuối cùng để tận hưởng cuộc sống của riêng mình.
Chính vì vậy, nhiều người đã than thở rằng đây chính là lý do diệt vong của nhà Thanh, không phải vì binh lính không mạnh, hay vua quan kém cỏi mà là do sự xa xỉ thiếu suy nghĩ của Từ Hi thái hậu mà ra.