Khao khát thoát nghèo ở Hò Lù

Hò Lù là một trong những xóm nghèo nhất huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Xóm 4 không (không đường, không điện, không nước, không sóng điện thoại) này nằm cách trung tâm xã Khánh Xuân 16 km với chủ yếu là những cung đường cheo leo vắt ngang đỉnh núi.

Xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có 8 xóm vùng cao, trong đó Hò Lù là xóm khó khăn hơn cả với 34 hộ người Dao đều là những hộ nghèo.

Xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có 8 xóm vùng cao, trong đó Hò Lù là xóm khó khăn hơn cả với 34 hộ người Dao đều là những hộ nghèo.

Từ các nguồn hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm... người dân trong xóm Hò Lù nay đã có đường bê tông. Từ ngày có con đường dài 6 km với bề rộng 1m này bà con đi lại cũng đỡ vất vả hơn.

Từ các nguồn hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm... người dân trong xóm Hò Lù nay đã có đường bê tông. Từ ngày có con đường dài 6 km với bề rộng 1m này bà con đi lại cũng đỡ vất vả hơn.

Địa hình núi đá và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước tưới nên nguồn lương thực chính của người dân Hò Lù chỉ trông vào một vụ ngô.

Địa hình núi đá và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước tưới nên nguồn lương thực chính của người dân Hò Lù chỉ trông vào một vụ ngô.

Trên đường đi trồng ngô, ông Chảo Quẩy Ú – người dân Hò Lù cho biết, gia đình ông cũng như các gia đình khác ở Hò Lù mỗi năm thường chỉ thu hoạch được hơn 200 kg ngô, "đủ ăn" trong nửa năm.

Trên đường đi trồng ngô, ông Chảo Quẩy Ú – người dân Hò Lù cho biết, gia đình ông cũng như các gia đình khác ở Hò Lù mỗi năm thường chỉ thu hoạch được hơn 200 kg ngô, "đủ ăn" trong nửa năm.

Chưa có điện lưới quốc gia và cũng không có sông, suối để đặt máy phát điện, nhưng vài năm trở lại đây, Hò Lù đã có bóng điện sử dụng năng lượng mặt trời giúp những ngôi nhà sàn bớt cảnh ngày cũng như đêm.

Chưa có điện lưới quốc gia và cũng không có sông, suối để đặt máy phát điện, nhưng vài năm trở lại đây, Hò Lù đã có bóng điện sử dụng năng lượng mặt trời giúp những ngôi nhà sàn bớt cảnh ngày cũng như đêm.

Giống các khu vực núi đá khác của Cao Bằng, nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi ở Hò Lù chủ yếu là nước mưa được tích trữ tại các bể chứa.

Giống các khu vực núi đá khác của Cao Bằng, nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi ở Hò Lù chủ yếu là nước mưa được tích trữ tại các bể chứa.

Có những năm, 2 tháng trời chẳng có cơn mưa nên để có nước sinh hoạt, người dân vẫn phải chuyên chở từng can nước từ dưới xã. Chính quyền xã Khánh Xuân cũng từng tính phương án hỗ bằng cách cấp xăng dầu cho người dân đi lấy nước bằng xe máy.

Có những năm, 2 tháng trời chẳng có cơn mưa nên để có nước sinh hoạt, người dân vẫn phải chuyên chở từng can nước từ dưới xã. Chính quyền xã Khánh Xuân cũng từng tính phương án hỗ bằng cách cấp xăng dầu cho người dân đi lấy nước bằng xe máy.

Điều may mắn là Hò Lù đã có điểm trường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Điểm trường tại xóm, đường đi học không xa, tiền học, tiền sách vở được hỗ trợ nên hơn 40 đứa trẻ người Dao trong độ tuổi vẫn chăm chỉ đến trường.

Điều may mắn là Hò Lù đã có điểm trường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Điểm trường tại xóm, đường đi học không xa, tiền học, tiền sách vở được hỗ trợ nên hơn 40 đứa trẻ người Dao trong độ tuổi vẫn chăm chỉ đến trường.

Vậy nhưng, khi hết cấp tiểu học nhiều em nhỏ đã buộc phải rời xa mái trường cùng bạn bè bởi quá nhiều khó khăn khi phải chuyển xuống học ở trung tâm xã.

Vậy nhưng, khi hết cấp tiểu học nhiều em nhỏ đã buộc phải rời xa mái trường cùng bạn bè bởi quá nhiều khó khăn khi phải chuyển xuống học ở trung tâm xã.

Ông Đàm Văn Chuẩn – Phó chủ tịch xã Khánh Xuân (ngồi giữa) kể: “Những cháu rất quyết tâm học đến lớp 9, nhà trường và xã cũng động viên bằng cách tìm phòng trọ, hỗ trợ tối đa cho các cháu ăn ở. Dù vậy hiện cả xóm Hò Lù cũng chỉ có 6 cháu đang theo học cấp THCS”.

Ông Đàm Văn Chuẩn – Phó chủ tịch xã Khánh Xuân (ngồi giữa) kể: “Những cháu rất quyết tâm học đến lớp 9, nhà trường và xã cũng động viên bằng cách tìm phòng trọ, hỗ trợ tối đa cho các cháu ăn ở. Dù vậy hiện cả xóm Hò Lù cũng chỉ có 6 cháu đang theo học cấp THCS”.

20 năm làm trưởng xóm Hò Lù, ông Chảo Vần Quẩy (thứ 3 từ trái sang) cho biết: “Đời sống của bà con cũng bớt khó khăn khi không còn cảnh nhà đất, vách tre. Chính quyền xã cũng rất quan tâm, tìm cách để bà con có thể thoát nghèo, khó ở đâu thì gỡ ở đấy”.

20 năm làm trưởng xóm Hò Lù, ông Chảo Vần Quẩy (thứ 3 từ trái sang) cho biết: “Đời sống của bà con cũng bớt khó khăn khi không còn cảnh nhà đất, vách tre. Chính quyền xã cũng rất quan tâm, tìm cách để bà con có thể thoát nghèo, khó ở đâu thì gỡ ở đấy”.

Cùng với 7 xóm vùng cao còn lại của xã Khánh Xuân, chính quyền địa phương luôn trăn trở tìm mọi cách để bà con có một cuộc sống tốt hơn. Bà con Hò Lù ngày qua ngày vẫn chăm chỉ lao động, mong mỏi một ngày không xa cái nghèo không còn đeo bám người dân nơi đây.

Cùng với 7 xóm vùng cao còn lại của xã Khánh Xuân, chính quyền địa phương luôn trăn trở tìm mọi cách để bà con có một cuộc sống tốt hơn. Bà con Hò Lù ngày qua ngày vẫn chăm chỉ lao động, mong mỏi một ngày không xa cái nghèo không còn đeo bám người dân nơi đây.

CTV Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/khao-khat-thoat-ngheo-o-ho-lu-post1081529.vov