Khám phá vương quốc rắn độc ở Việt Nam năm 1991
Khám phá trại rắn Đồng Tâm - trung tâm nuôi và nghiên cứu về rắn lớn nhất Việt Nam vào năm 1991 cùng nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe.
Một nhân viên của trại rắn Đồng Tâm cầm trên tay con rắn cạp nong, một loài rắn cực độc của Việt Nam. Trại rắn này nằm ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, được thành lập năm 1979 để nghiên cứu về rắn và điều trị các bệnh nhân bị rắn cắn trong khu vực. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Những con rắn nước lúc nhúc trong một bể nuôi của trại rắn Đồng Tâm. Đây là một loài rắn không có độc, xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Rắn nước có khá nhiều công dụng. Chúng có thể được chế biến thành các món ăn đặc sản, ngâm rượu hoặc dùng làm nguyên liệu điều chế các vị thuốc Đông y. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Rắn lục đuôi đỏ trong bể nuôi bán tự nhiên của trại rắn Đồng Tâm. Đây là loài rắn có nọc độc mạnh trong các loài thuộc họ rắn độc ở Việt Nam. Nét đặc trưng của chúng là phần chót đuôi màu đỏ, tương phản hoàn toàn với phần thân xanh lá. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Trong ngành dược phẩm, rắn lục đuôi đỏ là một đối tượng nghiên cứu quan trọng. Nọc của chúng được dùng để điều chế thuốc giải độc và thuốc làm tiêu khối u. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Một con kỳ đà vân được nuôi tại trại rắn Đồng Tâm. Đây là một loài thằn lằn cỡ lớn có giá trị thương mại cao. Ngoài thịt dùng làm thực phẩm, nhiều bộ phận trên cơ thể con kỳ đà là nguyên liệu bào chế dược phẩm. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Một số gia cầm cũng được nuôi ở trại rắn Đồng Tâm năm 1991. Trong ảnh là một con ngan đang thưởng thức những trái chuối mới được chặt hạ. Ảnh: Hpgrumpe.de.
Mời quý độc giả xem clip: Top 15 loài rắn độc nhất thế giới (Nguồn video: Youtube/Neews)