Khám phá kho cổ vật 3.000 tuổi giữa lòng phố cổ Hội An

Bảo tàng này sở hữu bộ sưu tập gồm gần 1.000 hiện vật liên quan đến các cư dân cổ được coi là chủ nhân của tiền cảng - thị sơ khai Hội An, từng giao thương với cả khu vực Đông Nam Á...

Tọa lạc tại ngôi nhà cổ ở góc phố Trần Phú - Châu Thượng Văn, trung tâm khu phố cổ Hội An, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là điểm đến đặc sắc dành cho du khách muốn khám phá một nền văn hóa cổ từng hưng thịnh ở khu vực Nam Trung Bộ hàng nghìn năm trước.

Tọa lạc tại ngôi nhà cổ ở góc phố Trần Phú - Châu Thượng Văn, trung tâm khu phố cổ Hội An, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là điểm đến đặc sắc dành cho du khách muốn khám phá một nền văn hóa cổ từng hưng thịnh ở khu vực Nam Trung Bộ hàng nghìn năm trước.

Thành lập năm 1994, bảo tàng này sở hữu bộ sưu tập gồm gần 1.000 hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh (khoảng năm 1.000 TCN đến năm 200 SCN), các cư dân được coi là chủ nhân của tiền cảng - thị sơ khai Hội An, từng giao thương với cả khu vực Đông Nam Á.

Thành lập năm 1994, bảo tàng này sở hữu bộ sưu tập gồm gần 1.000 hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh (khoảng năm 1.000 TCN đến năm 200 SCN), các cư dân được coi là chủ nhân của tiền cảng - thị sơ khai Hội An, từng giao thương với cả khu vực Đông Nam Á.

Loại hình hiện vật nổi bật được trưng bày và giới thiệu ở nơi đây là những chiếc mộ chum bề thế, liên quan đến tục táng người đã khuất của cư dân văn hóa Sa Huỳnh thuở xưa.

Loại hình hiện vật nổi bật được trưng bày và giới thiệu ở nơi đây là những chiếc mộ chum bề thế, liên quan đến tục táng người đã khuất của cư dân văn hóa Sa Huỳnh thuở xưa.

Theo các nhà nghiên cứu, mộ chum trong di chỉ văn hóa Sa Huỳnh được chôn thành cụm, thường ở cồn cao ven biển, ven sông với nhiều hình thức mai táng: Cải táng, hỏa táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng.

Theo các nhà nghiên cứu, mộ chum trong di chỉ văn hóa Sa Huỳnh được chôn thành cụm, thường ở cồn cao ven biển, ven sông với nhiều hình thức mai táng: Cải táng, hỏa táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng.

Mộ rất đa dạng về kích thước và kiểu dáng như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau...

Mộ rất đa dạng về kích thước và kiểu dáng như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau...

Một số loại đồ gồm được tìm thấy trong mộ chum Sa Huỳnh. Mộ chum bao giờ cũng được chôn kèm theo đồ tùy táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức.... thể hiện một tín ngưỡng riêng của cư dân Sa Huỳnh.

Một số loại đồ gồm được tìm thấy trong mộ chum Sa Huỳnh. Mộ chum bao giờ cũng được chôn kèm theo đồ tùy táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức.... thể hiện một tín ngưỡng riêng của cư dân Sa Huỳnh.

Các loại công cụ và vũ khí bằng sắt thể hiện sự hưng thịnh của nghề luyện kim, là minh chứng cho trình độ phát triển ở mức cao của cộng đồng dân cư Sa Huỳnh.

Các loại công cụ và vũ khí bằng sắt thể hiện sự hưng thịnh của nghề luyện kim, là minh chứng cho trình độ phát triển ở mức cao của cộng đồng dân cư Sa Huỳnh.

Các món đồ trang sức như chuỗi hạt và khuyên tai ba mấu bằng đá, được tạo hình tinh xảo và đánh bóng tỉ mỉ cho thấy tay nghề điêu luyện của người thợ chế tác cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của người Sa Huỳnh xưa.

Các món đồ trang sức như chuỗi hạt và khuyên tai ba mấu bằng đá, được tạo hình tinh xảo và đánh bóng tỉ mỉ cho thấy tay nghề điêu luyện của người thợ chế tác cũng như con mắt thẩm mỹ tinh tế của người Sa Huỳnh xưa.

Các hiện vật như xương cá, hạt cây, san hô,hạt chuổi, than tro, thổ hoàng... tiết lộ nhiều khía cạnh khác nhau về thói quen sinh hoạt, ăn uống của các cư dân cổ ở khu vực Nam Trung Bộ.

Các hiện vật như xương cá, hạt cây, san hô,hạt chuổi, than tro, thổ hoàng... tiết lộ nhiều khía cạnh khác nhau về thói quen sinh hoạt, ăn uống của các cư dân cổ ở khu vực Nam Trung Bộ.

Ngoài các hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh còn trưng bày một số hiện vật thuộc giai đoạn lịch sử sau này, cho thấy sự giao lưu của cộng đồng dân cư bản địa với các quốc gia lân bang, như các loại đồ gốm thời Đường, thời Bắc Tống của Trung Hoa...

Ngoài các hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh còn trưng bày một số hiện vật thuộc giai đoạn lịch sử sau này, cho thấy sự giao lưu của cộng đồng dân cư bản địa với các quốc gia lân bang, như các loại đồ gốm thời Đường, thời Bắc Tống của Trung Hoa...

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-kho-co-vat-3000-tuoi-giua-long-pho-co-hoi-an-1816126.html