Huyện Đà Bắc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngày ra quân tuyên truyền về BHXH tự nguyện tháng 11/2019, đội tuyên truyền phối hợp giữa BHXH huyện và Bưu điện huyện Đà Bắc chuẩn bị lên đường thì một người đàn ông đến trước đoàn xe hỏi về thủ tục nộp BHXH tự nguyện. Ông là Hà Văn Lương, ở xã Đồng Ruộng. Nghe tin có đợt ra quân tuyên truyền, ông đi hơn 70 km đường rừng xuống huyện để làm thủ tục tham gia BHXH tự nguyện cho con trai.

 Ông Hà Văn Lương, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đi hơn 70 km để được tư vấn và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho con trai. Ông Lương cho biết: Trước đây, tôi đi công tác nên khi nghỉ hưu có lương. Lúc già yếu mới thấy có lương hưu quan trọng như thế nào. Dù ít hay nhiều cũng đủ chi tiêu cho bản thân và những lúc ốm đau không phải phiền đến con, cháu. Con trai tôi làm nông nghiệp, không có lương. Nếu sau này về già sẽ vất vả những lúc đau ốm. Mấy năm nay, tôi giành dụm được ít tiền, nếu cho con thì chúng sẽ chi tiêu vào việc khác đến già không có lương hưu, không có BHYT. Nghe, xem các thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện nên tôi quyết định tham gia, coi như đây là của để dành cho con. Tại xã cũng có điểm thu, cán bộ tư vấn BHXH tự nguyện, nhưng tôi muốn xuống huyện để tham khảo nhiều thông tin hơn. Biết hôm nay có đợt ra quân nên tôi bảo con đưa xuống tham gia BHXH tự nguyện và được Bưu điện huyện tặng quà. Đồng chí Vũ Văn Thắng, Phó Giám đốc BHXH huyện Đà Bắc cho biết: Chỉ trong ngày ra quân tuyên truyền về BHXH tự nguyện, huyện đã có 24 người tham gia và nộp tiền luôn. Như vậy cho thấy, công tác tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức về chính sách bảo hiểm rất quan trọng. Khi đã thay đổi nhận thức, họ sẵn sàng tham gia. Chuyện cảm động nhất hôm ra quân tuyên truyền chúng tôi tiếp nhận hồ sơ của một thanh niên khoảng 30 tuổi. Anh là Vũ Quang Vinh, thị trấn Đà Bắc có mẹ năm nay hơn 50 tuổi. Người mẹ làm nông nghiệp không có lương. Khi nghe tuyên truyền về BHXH tự nguyện và các hình thức đóng, được biết mẹ vẫn có thể tham gia, anh đã đăng ký và đóng gộp luôn cho mẹ 67 triệu đồng. Năm sau, anh đóng tiếp cho mẹ. Anh Vinh chia sẻ: Nhiều lần thấy những người hàng xóm nói chuyện đi lĩnh lương hưu, có BHYT đi khám, chữa bệnh tôi thấy chạnh lòng. Tuy không nói ra nhưng biết mẹ rất tủi thân khi tuổi già đến mà không có lương, mẹ cũng không muốn phụ thuộc vào con cháu. Nghĩ thế, tôi tìm hiểu về BHXH tự nguyện và thu xếp khoản tài chính để đóng cho mẹ. Vợ chồng tôi nghĩ, đóng BHXH tự nguyện cho mẹ ngoài việc động viên cũng chính là để con, cháu đỡ phần lo lắng cho mẹ lúc về già. Đà Bắc là huyện nghèo, nhiều xã thuộc vùng khó khăn nên người dân ít có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, qua các đợt tuyên truyền, số người tham gia tăng lên đáng kể. Như ngày đầu ra quân tuyên truyền đã có 24 người tham gia, sau hội nghị đối thoại chính sách, tuyên truyền tại xã Mường Chiềng có 17 người tham gia. Tại thị trấn Đà Bắc, sau hội nghị tuyên truyền có 31 người tham gia BHXH tự nguyện... "Công tác tuyên truyền rất quan trọng để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Sau mỗi đợt ra quân có chiều sâu như đến từng nhà, gặp từng người hoặc đối thoại trực tiếp thì lượng người tham gia tăng hơn hẳn. Trong quá trình tổ chức hội nghị tuyên truyền để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH và Bưu điện luôn đổi mới cách làm, tìm tòi giải pháp, cách thức tổ chức hội nghị phù hợp với từng địa bàn, mức sống của người dân, bảo đảm việc phát triển đối tượng tham gia một cách bền vững, duy trì tốc độ phát triển nhằm đạt được các mục tiêu an sinh dài hạn cho người dân" - đồng chí Xa Văn Vân, Giám đốc BHXH huyện Đà Bắc nhấn mạnh. Việt Lâm

Ông Hà Văn Lương, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đi hơn 70 km để được tư vấn và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho con trai. Ông Lương cho biết: Trước đây, tôi đi công tác nên khi nghỉ hưu có lương. Lúc già yếu mới thấy có lương hưu quan trọng như thế nào. Dù ít hay nhiều cũng đủ chi tiêu cho bản thân và những lúc ốm đau không phải phiền đến con, cháu. Con trai tôi làm nông nghiệp, không có lương. Nếu sau này về già sẽ vất vả những lúc đau ốm. Mấy năm nay, tôi giành dụm được ít tiền, nếu cho con thì chúng sẽ chi tiêu vào việc khác đến già không có lương hưu, không có BHYT. Nghe, xem các thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện nên tôi quyết định tham gia, coi như đây là của để dành cho con. Tại xã cũng có điểm thu, cán bộ tư vấn BHXH tự nguyện, nhưng tôi muốn xuống huyện để tham khảo nhiều thông tin hơn. Biết hôm nay có đợt ra quân nên tôi bảo con đưa xuống tham gia BHXH tự nguyện và được Bưu điện huyện tặng quà. Đồng chí Vũ Văn Thắng, Phó Giám đốc BHXH huyện Đà Bắc cho biết: Chỉ trong ngày ra quân tuyên truyền về BHXH tự nguyện, huyện đã có 24 người tham gia và nộp tiền luôn. Như vậy cho thấy, công tác tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức về chính sách bảo hiểm rất quan trọng. Khi đã thay đổi nhận thức, họ sẵn sàng tham gia. Chuyện cảm động nhất hôm ra quân tuyên truyền chúng tôi tiếp nhận hồ sơ của một thanh niên khoảng 30 tuổi. Anh là Vũ Quang Vinh, thị trấn Đà Bắc có mẹ năm nay hơn 50 tuổi. Người mẹ làm nông nghiệp không có lương. Khi nghe tuyên truyền về BHXH tự nguyện và các hình thức đóng, được biết mẹ vẫn có thể tham gia, anh đã đăng ký và đóng gộp luôn cho mẹ 67 triệu đồng. Năm sau, anh đóng tiếp cho mẹ. Anh Vinh chia sẻ: Nhiều lần thấy những người hàng xóm nói chuyện đi lĩnh lương hưu, có BHYT đi khám, chữa bệnh tôi thấy chạnh lòng. Tuy không nói ra nhưng biết mẹ rất tủi thân khi tuổi già đến mà không có lương, mẹ cũng không muốn phụ thuộc vào con cháu. Nghĩ thế, tôi tìm hiểu về BHXH tự nguyện và thu xếp khoản tài chính để đóng cho mẹ. Vợ chồng tôi nghĩ, đóng BHXH tự nguyện cho mẹ ngoài việc động viên cũng chính là để con, cháu đỡ phần lo lắng cho mẹ lúc về già. Đà Bắc là huyện nghèo, nhiều xã thuộc vùng khó khăn nên người dân ít có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, qua các đợt tuyên truyền, số người tham gia tăng lên đáng kể. Như ngày đầu ra quân tuyên truyền đã có 24 người tham gia, sau hội nghị đối thoại chính sách, tuyên truyền tại xã Mường Chiềng có 17 người tham gia. Tại thị trấn Đà Bắc, sau hội nghị tuyên truyền có 31 người tham gia BHXH tự nguyện... "Công tác tuyên truyền rất quan trọng để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Sau mỗi đợt ra quân có chiều sâu như đến từng nhà, gặp từng người hoặc đối thoại trực tiếp thì lượng người tham gia tăng hơn hẳn. Trong quá trình tổ chức hội nghị tuyên truyền để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH và Bưu điện luôn đổi mới cách làm, tìm tòi giải pháp, cách thức tổ chức hội nghị phù hợp với từng địa bàn, mức sống của người dân, bảo đảm việc phát triển đối tượng tham gia một cách bền vững, duy trì tốc độ phát triển nhằm đạt được các mục tiêu an sinh dài hạn cho người dân" - đồng chí Xa Văn Vân, Giám đốc BHXH huyện Đà Bắc nhấn mạnh. Việt Lâm

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/136041/huyen-da-bac-day-manh-tuyen-truyen,-van-dong-nguoi-dan-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen.htm