Hàn Quốc tham vọng gì từ chương trình tiêm kích tàng hình KF-21

Hàn Quốc là quốc gia thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Nga chế tạo được máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 có tên KF-21. Vậy KF-21 có ý nghĩa gì đối với tham vọng của Hàn Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn?

Sau thành công của chương trình máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ tư F/A-50, đã được xuất khẩu rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả cao trong chiến đấu ở Iraq và Philippines, Công ty Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) đã tìm cách phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tên KF-21.

Sau thành công của chương trình máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ tư F/A-50, đã được xuất khẩu rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả cao trong chiến đấu ở Iraq và Philippines, Công ty Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) đã tìm cách phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tên KF-21.

Chương trình tiêm kích tàng hình KF-21 thể hiện tham vọng lớn của Hàn Quốc, khi nước này còn tương đối ít kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không quân sự; nhất là hiện nay, chỉ có ba quốc gia trên thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nga tự sản xuất được chiến đấu cơ thế hệ 5.

KF-21 là loại chiến đấu cơ phản lực 2 động cơ thế hệ 5, có phí bảo trì và sử dụng thấp, giá cả phải chăng; đầu tiên sẽ được trang bị với số lượng lớn cho Không quân Hàn Quốc. Đây cũng sẽ là chìa khóa để tiếp thị với các khách hàng Đông Nam Á, trước đó đã đánh giá cao loại máy bay hạng nhẹ F/A-50.

Không quân của Hàn Quốc là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới hiện nay, những máy bay chiến đấu của Hàn Quốc phần lớn mua của Mỹ và đang dần hết niên hạn sử dụng. Do vậy, tiêm kích KF-21 có ưu thế là sẽ được sản xuất loạt lớn, trước mắt là thay thế số chiến đấu cơ thế hệ ba như F-4E hay F-5E (khoảng 235 chiếc) trong lực lượng Không quân Hàn Quốc.

Với số lượng lớn như vậy, sẽ cho phép quy mô sản xuất KF-21 vượt quá số lượng của tất cả các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác trên thế giới khác, chỉ xếp sau tiêm kích F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc.

Tuy nhiên giá thành và chi phí hoạt động của KF-21 cao hơn máy bay chiến đấu thế hệ 3, đặc biệt là so với F-5E; như vậy sẽ đồng nghĩa với việc số lượng phi đội sẽ bị cắt giảm, hoặc các phi đội sẽ nhỏ hơn đáng kể do F-5E bị loại bỏ dần, để trang bị các máy bay KF-21.

Ngoài việc thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, KF-21 còn có khả năng thay thế một phần lớn, phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Hàn Quốc, hiện bao gồm hai loại máy bay chiến đấu chủ yếu là F-16 và F-15K.

Hàn Quốc nhận máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên vào những năm 1980 và đang khai thác 163 chiếc, cùng với 60 chiếc F-15K. Đánh giá chung, F-15K vẫn là máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đại, có khả năng trong cả hai vai trò tấn công mặt đất và đối không. Cả F-35 và KF-21 đều không thể tương xứng với hiệu suất bay cũng như độ bền của nó.

F-16 là loại chiến đấu hạng nhẹ, giá rẻ, nhưng ngày càng được coi là sắp sắp lạc hậu chỉ trong tương lai gần. Mặc dù được Hàn Quốc nâng cấp thường xuyên, nhưng F-16 cũng đã hết (hoặc gần hết) niên hạn khai thác, cần phải loại khỏi biên chế chiến đấu; và loại máy bay được lựa chọn thay thế là KF-21.

Ngoài việc trang bị cho lực lượng Không quân của mình, KF-21 dự kiến sẽ được bán trên thị trường xuất khẩu; các quốc gia Đông Nam Á được kỳ vọng là những khách hàng hàng đầu tiên như Thái Lan, Philippines, Indonesia và thậm chí có thể là Iraq.

Hiện nay các quốc gia này vẫn đang khai thác F/A-50, F-16 hoặc F-5, mà KF-21 được thiết kế để thay thế chúng. Mặc dù có khả năng tàng hình kém hơn F-35 và sử dụng động cơ công suất yếu hơn, nhưng KF-21 lại có lợi thế chi phí hoạt động và giá thành thấp hơn, bảo trì dễ dàng hơn.

Máy bay chiến đấu KF-21 sẽ có tốc độ, trần bay lớn hơn cả F-16 và F-35, đồng thời có khả năng sử dụng hàng loạt vũ khí hiện đại. Đáng chú ý nhất trong số này là tên lửa hành trình phá hầm ngầm của Đức Taurus, được trang bị trên chiến đấu cơ hạng nặng F-15K của Hàn Quốc.

Điều đáng chú ý là loại tên lửa hành trình Taurus đã được Hàn Quốc mua bản quyền và tự sản xuất trong nước; ngoài ra KF-21 còn có thể được trang bị tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn Meteor, có tầm bắn gần gấp đôi tên lửa AIM-120 AMRAAM được F-35 sử dụng.

KF-21 cũng được cho là sẽ tương thích với các loại tên lửa của Mỹ, có nghĩa là chúng có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-260, dự kiến sẽ bắt đầu được đưa vào sử dụng vào gần cuối thập kỷ này. AIM-260 có tốc độ nhanh hơn, linh hoạt hơn, tầm bắn xa hơn, đáng tin cậy hơn và rẻ hơn so với tên lửa Meteor.

Dựa trên các tiền lệ của ngành quốc phòng Hàn Quốc về các hệ thống vũ khí hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí như pháo K9 Thunder, xe tăng chiến đấu K2 Black Panther, đến máy bay chiến đấu F/A-50, tên lửa hành trình Hyunmoo-3; KF-21 được kỳ vọng là một trong những chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thành công nhất thế giới.

Với chương trình Su-57 của Nga bị hạn chế bởi số lượng sản xuất quá nhỏ và bị Mỹ ngăn cản xuất khẩu quyết liệt; chương trình TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ thì quá tham vọng, chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài và Thổ cũng có nền tảng công nghệ hạn chế; điều này khiến KF-21 trở thành loại máy bay dẫn đầu trong số các chương trình thế hệ thứ năm nội địa, ngoại trừ các chương trình của Mỹ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.

Cận cảnh nguyên mẫu đầu tiên của tiêm kích KF-21 được Hàn Quốc cho ra mắt cách đây không lâu. Nguồn: MGC.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/han-quoc-tham-vong-gi-tu-chuong-trinh-tiem-kich-tang-hinh-kf-21-1536777.html