Hà Nội: Hàng quán chiếm dụng vỉa hè, người đi bộ len lỏi giữa dòng xe cộ

Đã từ lâu, giữa Thủ đô luôn tồn tại thực trạng vô vàn vỉa hè của các tuyến phố bị hàng quán, bãi trông giữ xe chiếm dụng. Còn người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường, len lỏi giữa dòng xe cộ rất nguy hiểm.

Ngày 8/7, Công an phường Từ Liêm đã xử phạt 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ có hành vi lấn chiếm vỉa hè (đoạn trước bến xe Mỹ Đình) để bán trà đá. Trước đó, ngày 4/7, mạng xã hội xôn xao clip người này có hành vi xua đổi, đá vali của cô gái trẻ đứng chờ xe trên vỉa hè vì cho rằng chỗ vỉa hè này là... của bà.

Sự việc như một giọt nước tràn ly, cảnh báo một chỉ dấu bất ổn trong công tác quản lý đô thị, đặc biệt là vỉa hè tại Hà Nội.

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình ngày 8/7, các hàng quán vỉa hè đã bị lực lượng chức năng giải tỏa. Vỉa hè, lòng đường đều thông thoáng, người dân vô tư đi lại không bị cản trở. Bà Nguyễn Thị Hà, người dân sống tại đây cho biết, hiếm khi khu vực này thông thoáng như vậy, rất mong việc này kéo dài được lâu.

Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình ngày 8/7, các hàng quán vỉa hè đã bị lực lượng chức năng giải tỏa. Vỉa hè, lòng đường đều thông thoáng, người dân vô tư đi lại không bị cản trở. Bà Nguyễn Thị Hà, người dân sống tại đây cho biết, hiếm khi khu vực này thông thoáng như vậy, rất mong việc này kéo dài được lâu.

Tại tuyến đường Nguyễn Xiển, một điểm đen ùn tắc giao thông, hàng loạt hàng quán, showroom lấn toàn bộ vỉa hè. Ông Nguyễn Sỹ Phong, Phó Chủ tịch UBND phường Định Công cho biết, ngày 8/7 phường đã ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý trật tự ATGT, trật tự đô thị đến hết ngày 31/12. Một số tuyến phố trọng điểm cần kiểm tra như: Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Kim Giang, Đại Từ, Linh Đàm...

Tại tuyến đường Nguyễn Xiển, một điểm đen ùn tắc giao thông, hàng loạt hàng quán, showroom lấn toàn bộ vỉa hè. Ông Nguyễn Sỹ Phong, Phó Chủ tịch UBND phường Định Công cho biết, ngày 8/7 phường đã ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý trật tự ATGT, trật tự đô thị đến hết ngày 31/12. Một số tuyến phố trọng điểm cần kiểm tra như: Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Kim Giang, Đại Từ, Linh Đàm...

Thêm một tuyến đường khác là Phạm Văn Đồng cũng thường xuyên bị các cửa hàng mua bán, sửa chữa ô tô lấn chiếm, lấy vỉa hè làm vị trí riêng. Ô tô xếp hàng song song trên vỉa hè khiến người đi bộ phải len vào giữa.

Thêm một tuyến đường khác là Phạm Văn Đồng cũng thường xuyên bị các cửa hàng mua bán, sửa chữa ô tô lấn chiếm, lấy vỉa hè làm vị trí riêng. Ô tô xếp hàng song song trên vỉa hè khiến người đi bộ phải len vào giữa.

Tại tuyến phố Trần Cung (phường Nghĩa Đô), một nhân viên y tế phải đi bộ dưới lòng đường vì không còn nhận ra đâu là vỉa hè.

Tại tuyến phố Trần Cung (phường Nghĩa Đô), một nhân viên y tế phải đi bộ dưới lòng đường vì không còn nhận ra đâu là vỉa hè.

Cũng trên phố Trần Cung, đoạn qua Bệnh viện E (Bộ Y tế), mọc lên hàng loạt quán đồ ăn lấn chiếm vỉa hè. Thậm chí tại đây, một bãi trông giữ xe máy còn căng dây thép, cắt ngang vỉa hè. Ông Nguyễn Văn Nam, người nhà bệnh nhân đi mua đồ ăn nói, chưa thấy ở đâu lại có một bãi xe căng dây, chặn vỉa hè ngang ngược như ở đây.

Cũng trên phố Trần Cung, đoạn qua Bệnh viện E (Bộ Y tế), mọc lên hàng loạt quán đồ ăn lấn chiếm vỉa hè. Thậm chí tại đây, một bãi trông giữ xe máy còn căng dây thép, cắt ngang vỉa hè. Ông Nguyễn Văn Nam, người nhà bệnh nhân đi mua đồ ăn nói, chưa thấy ở đâu lại có một bãi xe căng dây, chặn vỉa hè ngang ngược như ở đây.

Khung cảnh ngộp thở trên con phố dẫn vào Bệnh viện nhi Trung ương. Quán xá, biển quảng cáo gần như khiến vỉa hè tại đây biến mất. Bất chấp nguy hiểm, từng dòng người đi bộ tràn xuống lòng đường, len lỏi giữa dòng xe cộ.

Khung cảnh ngộp thở trên con phố dẫn vào Bệnh viện nhi Trung ương. Quán xá, biển quảng cáo gần như khiến vỉa hè tại đây biến mất. Bất chấp nguy hiểm, từng dòng người đi bộ tràn xuống lòng đường, len lỏi giữa dòng xe cộ.

Vỉa hè bị ngang nhiên lấn chiếm trông rất nhức mắt.

Vỉa hè bị ngang nhiên lấn chiếm trông rất nhức mắt.

Cách Bệnh viện nhi Trung ương không xa, trên đường La Thành - con phố được mệnh danh là "thiên đường đồ gỗ" của Thủ đô, không còn ai nhận ra đâu là vỉa hè. Bàn ghế, nội thất, những bộ sofa dài hàng mét được các chủ cửa hàng kê chặn ngang vỉa hè.

Cách Bệnh viện nhi Trung ương không xa, trên đường La Thành - con phố được mệnh danh là "thiên đường đồ gỗ" của Thủ đô, không còn ai nhận ra đâu là vỉa hè. Bàn ghế, nội thất, những bộ sofa dài hàng mét được các chủ cửa hàng kê chặn ngang vỉa hè.

Giải Phóng - con đường cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. Bất chấp các loại biển cấm, hàng quán vẫn mọc như nấm trên vỉa hè, sát hành lang an toàn đường sắt. Trong khi đó, ô tô bán hoa quả, xe trung chuyển của một số nhà xe ngang nhiên đậu chắn ngang vỉa hè. Một lãnh đạo Phòng kinh tế - hạ tầng và đô thị xã Thanh Trì cho biết, đang giao cán bộ chuyên môn kiểm tra, tham mưu để lên kế hoạch xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn trong thời gian tới.

Giải Phóng - con đường cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. Bất chấp các loại biển cấm, hàng quán vẫn mọc như nấm trên vỉa hè, sát hành lang an toàn đường sắt. Trong khi đó, ô tô bán hoa quả, xe trung chuyển của một số nhà xe ngang nhiên đậu chắn ngang vỉa hè. Một lãnh đạo Phòng kinh tế - hạ tầng và đô thị xã Thanh Trì cho biết, đang giao cán bộ chuyên môn kiểm tra, tham mưu để lên kế hoạch xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn trong thời gian tới.

Những năm qua, TP Hà Nội nhiều lần phát động chiến dịch "giành lại vỉa hè cho người đi bộ". Chiến dịch được thực hiện với các đợt tổng kiểm tra, xử lý vi phạm, và tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Tuy nhiên, việc tái lấn chiếm vỉa hè vẫn là một thách thức, trở thành vấn nạn, một nghịch lý chưa có lời giải ở Thủ đô.

Kế Toại

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/ha-noi-hang-quan-chiem-dung-via-he-nguoi-di-bo-len-loi-giua-dong-xe-co-192250708191544913.htm