Giá thép hôm nay 29/3: Dự báo giá quặng sắt sẽ hồi phục trở lại trong quý 2/2024
Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước ổn định. Trên thị trường nguyên liệu, dự báo giá quặng sắt sẽ phục hồi lên mức trung bình 120 USD/tấn trong quý 2/2024.
Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024 tại miền Bắc
Giá thép hôm nay tại miền Bắc đi ngang. Cụ thể:
Giá thép Hòa Phát hôm nay với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.530 đồng/kg.
Giá thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.640 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.640 đồng/kg.
Giá thép Việt Nhật (VJS), với dòng thép CB240 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg, với dòng thép D10 CB300 duy trì ở mức 14.310 đồng/kg.
Giá thép Kyoei Việt Nam (KVSC) với dòng thép cuộn thép cuộn CB240 ở mức 14.070 đồng/kg, với dòng thép thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.370 đồng/kg.
Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.110 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024 tại miền Trung
Giá thép hôm nay tại miền Trung ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể:
Giá thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.490 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.540 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.850 đồng/kg.
Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.670 đồng/kg.
Giá thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.300 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 29/3/2024 tại miền Nam
Giá thép hôm nay tại miền Nam cũng duy trì ổn định. Cụ thể:
Giá thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.530 đồng/kg.
Giá thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 ở mức mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.300 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.410 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Lưu ý: Các bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thép gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Theo dõi giá thép hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu
Mới đây, hai công ty sản xuất thép cán nóng (HRC) tại Việt Nam, gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Hai công ty này viện dẫn nguyên nhân là do sản lượng thép nhập khẩu tăng đột biến cũng như giá thép cán nóng từ Trung Quốc giảm mạnh.
Trước đề xuất này của Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, tập thể 9 công ty tôn mạ và ống thép Việt Nam, bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Tôn Pomina, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng; đã đồng thuận gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam, để phản biện trước khả năng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu.
Thông tin về vấn đề này, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Cục đã nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (biện pháp chống bán phá giá) của một số doanh nghiệp sản xuất trong nước đối với sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc vào Việt Nam. Theo đó, hiện hồ sơ này đang trong quá trình thẩm định tính đầy đủ hợp lệ.
Căn cứ theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Cơ quan điều tra (Cục Phòng vệ thương mại) sẽ thông báo cho bên yêu cầu về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, Cơ quan điều tra sẽ thông báo cho Bên yêu cầu nộp hồ sơ bổ sung. Và trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ đầy đủ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ quyết định việc điều tra hoặc không điều tra.
Theo thông lệ điều tra và các quy định hiện hành, sau khi có văn bản thông báo về hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Cục Phòng vệ thương mại sẽ đăng thông báo công khai trên trang web của Cục về hồ sơ yêu cầu điều tra và đề nghị các bên liên quan (bao gồm các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước và các bên liên quan khác) có thể gửi hồ sơ, lập luận và trình bày quan điểm về vụ việc cũng như cung cấp bất kỳ tài liệu hoặc chứng cứ nào khác mà các doanh nghiệp cho rằng liên quan đến vụ việc để Cục xem xét và xử lý.
Vì vậy, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ý kiến của các doanh nghiệp tôn mạ, ống thép và các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu thép cuộn cán nóng nhập khẩu sẽ được Cơ quan điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng trong quá trình phân tích, thẩm định chi tiết hồ sơ vụ việc này.
Trên cơ sở các ý kiến, bằng chứng của tất cả các bên liên quan và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các doanh nghiệp trong vụ việc này, Cơ quan điều tra sẽ có báo cáo thẩm định chi tiết hồ sơ vụ việc này để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra.
“Quá trình điều tra và xử lý vụ việc sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, khách quan và theo đúng quy định của pháp luật phòng vệ của Việt Nam và WTO”- Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh.
Giá thép và giá quặng sắt hôm nay ngày 29/3/2024 trên thế giới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/3, trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (SHFE, Trung Quốc), giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 5/2024 tiếp tục giảm 21 NDT/tấn (giảm 0,60%), xuống mức 3.481 NDT/tấn (481,83 USD/tấn).
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 51 NDT/tấn (giảm 1,36%), xuống mức 3.692 NDT/tấn (511,03 USD/tấn).
Trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt tại Đại Liên (Trung Quốc) giảm ngày thứ 3 liên tiếp do mùa xây dựng của Trung Quốc bắt đầu chậm và nguồn cung cao hơn từ Brazil.
Cụ thể, giá quặng sắt giao tháng 5/2024 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE, Trung Quốc) giảm 1,91%, xuống mức 797,0 NDT/tấn (110,32 USD/tấn).
Ngược lại, trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Singapore (SGX), giá quặng sắt giao tháng 5/2024 tăng 0,59% lên 101,04 USD/tấn.
Các nhà phân tích thuộc tập đoàn Citi Group cho biết, giá quặng sắt đã chịu áp lực trong năm nay do nhiều yếu tố, bao gồm mùa xây dựng ở Trung Quốc diễn ra chậm và xuất khẩu quặng sắt của Brazil tăng cao.
Tuy nhiên, Citi kỳ vọng sản lượng thép của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tăng lên khi các hoạt động xây dựng sôi động trở lại, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng quặng sắt của các nhà máy thép.
Citi hiện dự báo giá quặng sắt sẽ phục hồi trong quý 2/2024 lên mức trung bình 120 USD/tấn.