FED chìm trong giấc mộng Peter Pan của 'xử sở diệu kỳ'

Cùng với châu Âu và Nhật Bản, Mỹ đang mắc kẹt trong hội chứng ‘Peter Pan’ – khi các nền kinh tế từ chối loại bỏ các chính sách tiền rẻ.

Đánh giá trên được đưa ra bởi giám đốc phân tích Michael Contopoulos của ngân hàng Bank of America-Merrill Lynch (BofA). Ông cho rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – bà Janet Yellen – cùng những người đồng cấp khác trên thế giới đều đang đóng vai trò chỉ hơn một “bà bảo mẫu cao cấp”.

Khi đề cập tới nhiệm vụ bình ổn giá cả của các ngân hàng trung ương, ông Contopoulos cho rằng các ngân hàng trung ương nên thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng nhưng hiện nay điều này vẫn chưa xảy ra.

Nhận định của ông Contopoulos được đưa ra sau khi lãi suất Trái phiếu Chính phủ của Mỹ kỳ hạn 10 năm rơi xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, rơi xuống dưới mức 1,6%. Trước đó, FED quyết định giữ nguyên mức lãi suất hiện nay mặc dù hàng loạt dự báo đưa ra trước đó cho rằng họ sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm nay.

Theo vị chuyên gia này, lãi suất thậm chí còn có thể hạ trong thời gian tới. Hiện nay có khoảng 10.000 tỷ tài sản lãi suất âm trên toàn cầu và chỉ còn một vài kênh đầu tư hiện hữu có lãi suất dương. Ông nhận định rằng các điều kiện cơ bản hiện nay đang ở mức yếu.

Những công ty ở “xứ sở diệu kỳ” đang chật cứng các nhân viên

Do lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp và có khả năng giảm, ông Contopoulos cho rằng đã tới thời điểm để các nhà đầu tư mua vào Trái phiếu Chính phủ và/hoặc những tài sản chất lượng cao đang được bán tháo vào thời điểm này.

Những tài sản nhạy cảm với rủi ro, bao gồm các tài sản lãi suất cao, đang trở thành những người bị chấn động nhiều nhất bởi môi trường chính không thiếu minh bạch hiện nay.

Ông Contopoulos cũng chỉ ra những vấn đề khác ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp: Cấu trúc vốn và vốn chủ sở hữu – 2 cách duy nhất để doanh nghiệp phát triển.

Trong tình trạng hiện nay, vị lãnh đạo của BofA cho rằng các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí, chi phí vốn, sa thải lực lượng lao động dư thừa hoặc thậm chí là ngừng tuyển thêm nhân viên. Sắp tới, tăng trưởng của thị trường việc làm sẽ giảm tốc bởi thị trường đang gần đạt mức toàn dụng nhân công và các doanh nghiệp không thể tuyển dụng thêm nhiều nữa.

Tại báo cáo gửi tới khách hàng đầu tháng 6, ông Contopoulos đã cảnh báo rằng tình trạng thất nghiệp sẽ diễn biến xấu vào cuối năm nay và đầu năm sau bởi năng suất làm việc kém, lương tăng chậm và lợi nhuận doanh nghiệp không mấy sáng sủa. Những người phải chịu trách nhiệm một phần cho tình trạng này chính là những ngân hàng trung ương ở “xứ sở diệu kỳ”.

Các nhà đầu tư có thể có cái nhìn rõ hơn về thị trường việc làm và những chính sách của FED vào ngày 21/6, khi bà Yellen bắt đầu buổi điều trần 2 ngày tại Capitol Hill.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/fed-chim-trong-giac-mong-peter-pan-cua-xu-so-dieu-ky-20160620054426595p4c145.news