Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

PTĐT - Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và đạt được các kết quả quan trọng.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ thực hành nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất và thực nghiệm hiệu quả thuốc.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ thực hành nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất và thực nghiệm hiệu quả thuốc.

PTĐT - Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và đạt được các kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn về vị trí và vai trò của công nghệ sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nâng cao.

Kết quả các chương trình, chính sách đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, đơn vị và người sản xuất được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đã ban hành và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo sản xuất có lồng ghép hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học; tổ chức nhân rộng tiến bộ về công nghệ sinh học đã được thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất. Trong lĩnh vực y dược đã tập trung phát triển các vùng dược liệu, nghiên cứu, lựa chọn chuyển giao ứng dụng công nghệ chọn tạo, nhân nhanh các giống cây dược liệu có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao, chất lượng tốt để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc; đồng thời, quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại thuốc, các chế phẩm y dược sinh học vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ vi sinh; công nghệ enzym phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thực hiện lồng ghép các Chương trình thử nghiệm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Chương trình khuyến công, Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Xúc tiến thương mại;… hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ sinh học tiên tiến và hiện đại phục vụ sản xuất. Thông qua Chương trình hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực hiện hỗ trợ 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực chế biến lâm sản, sản xuất và chế biến chè, công nghệ hỗ trợ, công nghiệp thực phẩm đồ uống đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đầu tư, ứng dụng công nghệ sạch hoặc thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường (như các bể xử lý yếm khí, kỵ khí, các bể xử lý vi sinh), có đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường qua đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 53 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, 4 doanh nghiệp sản xuất và chế biến thịt chua, nem chua, giò chả, phô mai và 48 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản khác. Thành lập mới 2 doanh nghiệp Khoa học và công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học (Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam và Công ty Cổ phần Giống cây trồng Phong Châu) góp phần cung cấp các giống cây, hoa nuôi cấy mô, giống Bạch đàn và Keo chất lượng cao cho các cơ sở ươm giống và trồng rừng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỉnh cũng đã tích cực thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến, ứng dụng công nghệ sinh học như: Công ty chế biến thực phẩm GOC được đặt tại cụm công nghiệp, làng nghề huyện Lâm Thao; Nhà máy sản xuất thuốc đông dược GMP - WHO của công ty Cổ phần dược MEPHA nay là công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam tại xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh.Kết quả hoạt động công nghệ sinh học đã thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm khoa học và công nghệ. Các hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là các dự án ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Công nghệ vi sinh, enzym được ứng dụng rộng rãi và cho kết quả tốt trong việc tạo chế phẩm sinh học, trong công nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm và đồ uống…Để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học giai đoạn đến năm 2030, tỉnh ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị 05-CT/TW và Quyết định 553/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và hành động đối với việc phát triển công nghiệp sinh học và ứng dụng công nghệ sinh học. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước, xây dựng chính sách nhằm khuyến khích và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về ứng dụng, phát triển công nghiệp sinh học. Sớm hình thành hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về an toàn sinh học, hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ sinh học một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhân rộng các mô hình, cách làm có hiệu quả. Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh, xác định công nghiệp sinh học là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường. Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học vừa và nhỏ. Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi, phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm. Tăng cường đầu tư tiềm lực cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ sinh học; thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ sinh học.

Ngọc Lan

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202008/day-manh-ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-phuc-vu-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-172473