Năm 1957, lão nông Ân Tư Nghĩa ở thôn Thái Bình, huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, đã có một phát hiện kỳ lạ khi cày đất.
Trong lúc làm việc, chiếc cày bất ngờ đập vào một vật cứng, ông nghĩ đó là hòn đá và quyết định lục tìm để vứt bỏ. Tuy nhiên, sau một hồi cật lực đào, ông phát hiện ra đó không phải đá mà là một cái nồi đất hình đại bàng.
Sự phát hiện này được một sinh viên khoa Khảo cổ học của Đại học Bắc Kinh lưu ý khi họ đến thôn Thái Bình để khám phá văn hóa Ngưỡng Thiều.
Ân Tư Nghĩa mời sinh viên về nhà kiểm định và cuối cùng các chuyên gia khảo cổ đã xác nhận rằng đó là một chiếc bình cổ thuộc nền văn hóa Ngưỡng Thiều, đã tồn tại hơn 6.000 năm.
Chiếc bình này có tên gọi là "Đào ưng đỉnh" và được coi là quốc bảo, có giá trị khoảng 600 triệu NDT.
Để cảm ơn sự phát hiện của Ân Tư Nghĩa, các chuyên gia đã tặng cho ông một khoản tiền lớn. Sau đó, họ đã đến khu vực này để tìm thêm các cổ vật và đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ với nhiều đồ tạo tác thuộc thời kỳ đồ đá.
Chiếc bình "Đào ưng đỉnh" sau đó được mang đi trưng bày tại Bảo tàng Olympic Thụy Sĩ vào tháng 6 năm 1993 khi Bắc Kinh tham gia đấu thầu Thế vận hội Olympic lần đầu tiên. Năm 2002, nó được Trung Quốc đưa vào danh sách những cổ vật văn hóa cấm đem ra nước ngoài triển lãm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.
Thiên Trang (th)